3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
2.5. Tiêu chuẩn hóa quá trình chế bản theo chuẩn FIRST
Trong một quy trình chế bản chúng ta có thể thấy, nếu có xảy ra sai sót trong quá trình thiết kế cũng như xử lý file thì chúng ta phải thực hiện công việc lại từ đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công việc cũng như chi phí sản xuất. Do đó, việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng và áp dụng tiêu chuẩn đó cho từng công đoạn trong quy trình chế bản là một điều hết sức quan trọng, nhằm mục đích hạn chế tối đa sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho một sản phẩm.
2.5.1. Phần thiết kế 2.5.1.1. Chữ
Kích cỡ chữ: Trong in nhãn bằng phương pháp in flexo, kích cỡ chữ sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Từ font chữ, chữ âm hay dương bản đến vật liệu in và màu sắc của chữ.
Về font chữ thì thường sẽ được chia làm hai loại font cơ bản đó là font chữ có chân và font chữ không chân. Thường khi thiết kế, kích cỡ nhỏ nhất của font chữ không chân sẽ nhỏ hơn của font chữ có chân. Vì font chữ có chân sẽ có những chi tiết nhỏ dẫn đến khó khăn trong việc in chồng màu.
Về màu sắc của chữ thì chữ một màu thường sẽ có kích cỡ cho phép nhỏ hơn so với chữ in từ hai màu trở lên. Kích cỡ của chữ in nhiều màu sẽ bị giới hạn bởi dung sai chồng màu trong quá trình in.
Vật liệu in Chữ dương bản Chữ âm bản
Có chân Không chân Có chân Không chân
Giấy (tráng phủ và
không tráng phủ) 6 pt 4 pt 8 pt 6 pt Màng (Metalize,...) 6 pt 4 pt 8 pt 6 pt
Bảng 2.5: Kích cỡ chữ nhỏ nhất (dựa trên FFTA First 5.1)
Font chữ: Hiện nay, trên thị trường có vô số font chữ đang được sử dụng. Và các font chữ này đến từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Hoặc thậm chí có những trường hợp cả hai font chữ có cùng tên nhưng định dạng lại khác nhau do hai font này đến từ hai nhà cung cấp riêng biệt. Chính vì sự phức tạp này nên việc kiểm tra và quản lý font trên file do khách hàng gửi đến thì đặc biệt quan trọng. Có hai định dạng font phổ biến ngày nay là font PostScript và OpenType font.
Font PostScript (hay còn gọi là Type 1 font) được cấu tạo từ hai thành phần chính là font cho máy in và font hiển thị. Font dùng cho máy in là font chứa những outline cho phép máy in biên dịch chính xác font này ở bất kỳ kích cỡ chữ nào. Font hiển thị cho phép xem chữ hiện thị trên trên màn hình máy tính. Font PostScript trên thực tế rất được ưa chuộng bởi những người thiết kế chuyên nghiệp.
OpenType font là một định dạng font được xây dựng dựa trên TrueType font. OpenType font mang trong mình rất nhiều đặc điểm nổi bật so với các định dạng font khác:
• Giống TrueType font, OpenType font được chứa trong một file duy nhất.
• Định dạng này có thể sử dụng trên cả 2 nền tảng khác nhau (Windows, MacOS) mà vẫn cho ra kết quả hiển thị như nhau.
• OpenType font có thể chứa được dữ liệu của cả font PostScript lẫn TrueType font.
• Opentype font có thể chứa lên đến hàng ngàn ký tự bao gồm những chữ ghép hay những ký tự đặc biệt (glyph). Con số này ở font PostScript chỉ giới hạn ở mức 256 ký tự.
Chính vì sự phức tạp của những định dạng font chữ này nên khi mở file thiết kế của khách hàng, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là kiểm tra xem font có được đính kèm hay không. Cho dù trong trường hợp khách hàng đã chuyển font thành outline nhưng khi cần chỉnh sửa nội dung thì sẽ rất khó khăn cho chúng ta nếu không có font gốc. Hoặc trong một trường hợp đặc biệt khác, khi khách đặt (place) chữ từ file khác (.doc hay .pdf) lên trên hình ảnh bitmap và gửi cho chúng ta mà không kèm theo font, thì chỉ khi đưa vào phần mềm RIP mới được báo là mất font.
2.5.1.2. Các yếu tố đồ họa
Trong in flexo, độ dày đường line có thể chấp nhận được sẽ phụ thuộc vào xem đường line đó là âm hay dương bản, đường line đó in 1 màu hay chồng nhiều màu và cuộn vật liệu in có kích thước lớn hay nhỏ. Đối với sản phẩm nhãn in trên vật liệu dạng cuộn có kích thước lớn, khi thiết kế, độ dày đường line nhỏ nhất sẽ là 0.18 mm nếu là đường line dương bản và 0.33 mm nếu là đường line âm bản. Tương tự đối với vật liệu dạng cuộn có kích thước nhỏ.
Hình 2.16: Độ dày đường line
Phân loại Đường line dương bản Đường line âm bản Vật liệu khổ lớn Folding Carton 0.15 mm 0.2 mm Màng 0.18 mm 0.33 mm Giấy 0.18 mm 0.33 mm Vật liệu khổ vừa Giấy 0.13mm 0.245 mm Màng 0.1 mm 0.2 mm
Bảng 2.6: Độ dày đường line nhỏ nhất (dựa trên FFTA First 5.1) 2.5.1.3. Barcode
Barcode được sử dụng trên hầu hết tất cả các sản phẩm hiện nay trên thị trường. Barcode là nơi chứa tất cả các thông tin về sản phẩm chẳng hạn như nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng,…Do vậy việc kiểm tra và chỉnh sửa barcode là một công việc hết sức cần thiết ở giai đoạn thiết kế này.
Chuẩn Barcode: Việc đầu tiên khi làm barcode đó chính là chúng ta cần phải xác định được chuẩn barcode. Để làm được điều này chúng ta cần phải biết được sản phẩm này sau khi in ra sẽ được bán ở thị trường nào, vì mỗi thị trường trên thế giới sẽ có một chuẩn barcode riêng. Một số chuẩn barcode có thể in bằng flexo hiện nay: GS1-128 (UCC/EAN-128), EAN-13 (thường được dùng ở Việt Nam), JAN-13 (chuẩn barcode ở Nhật), USPS 4CB (chuẩn barcode ở Mỹ).
Hình 2.17: Màu sắc của barcode
Màu sắc của Barcode: Để có thể quét được barcode, màu nền và màu của các thanh sọc phải có sự tương phản tốt nhất. Do đó, phần nền của barcode thường sẽ được chọn màu là trắng (của giấy) nhằm tạo ra một khung viền tách biệt với màu sắc bên ngoài. Tuy nhiên một vài sản phẩm đặc biệt được in trên vật liệu có màu,
phần nền của barcode sẽ được in màu trắng đục (là màu pha) để đảm bảo phần nền barcode không bị ảnh hưởng bởi màu của vật liệu và màu xung quanh. Còn về phần thanh sọc thì thường được in từ màu đen 100%.
Kích thước của Barcode: Mức độ thu phóng sẽ phụ thuộc vào vật liệu in. Đối với nhãn hàng in trên màng thì kích thước của barcode sẽ bằng 100%, tuy nhiên đối với nhãn hàng in trên giấy thì kích thước barcode sẽ chỉ bằng 80% so với kích thước ban đầu. Lưu ý khi thu phóng barcode nên tránh tình trạng biến dạng vì lúc đó barcode sẽ không thể sử dụng được nữa.
Chiều in Barcode: phải đảm bảo rằng thiết kế và đặt barcode sao cho các đường mã vạch phải nằm song song với chiều xoay của trục in, tránh đặt các đường mã vạch nằm vuông góc với chiều xoay bởi nó sẽ làm biến dạng mã vạch và dẫn tới sai mã vạch.
2.5.1.4. Hình ảnh kỹ thuật số
Hình ảnh kỹ thuật số được sử dụng trong phần thiết kế phải có không gian màu là CMYK, độ phân giải tối thiểu là 300ppi. Đặc biệt file ảnh nhận từ khách hàng phải là file PSD, TIFF hoặc định dạng raw là tốt nhất. Hạn chế nhận hình ảnh đó định dạng nén như jpg vì những định dạng này sẽ có độ phân giải rất thấp và gây khó khăn cho chúng ta trong việc quản lý màu của hình ảnh.
2.5.2. Xử lý file 2.5.2.1. Tách màu
Một máy in flexo thường sẽ có từ 6 đến 10 đơn vị in. Khi thiết kế, tùy theo số đơn vị in mà máy in ở công ty có, ta cần xác định màu sắc khi nào nên dùng màu pha, khi nào nên dùng màu CMYK. Riêng đối với chữ, đặc biệt chữ nhỏ trong in flexo nên in 1 màu hoặc sử dụng màu pha. Vì nếu in từ 2 màu trở lên sẽ dễ gây sai lệch trong quá trình chồng màu. Lưu ý là đối với những chữ đen 100% trên nền màu thì phải overprint, chữ trắng thì cần phải được knockout.
Giá trị TAC (Tonal Area Coverage) tối ưu nhất trong in flexo sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện in (vật liệu in, các phương pháp gia công bề mặt của vật liệu đó, mực in, trục anilox, hệ thống sấy, tốc độ máy in,…). Mục đích của việc thiết lập TAC là mở rộng phạm vi tông màu ở những vùng tối. Nếu TAC quá cao sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc trapping trong khi in ở tốc độ thấp mà còn tăng lượng mực cần phải sử dụng dẫn đến việc giá thành tăng mà chất lượng không được cải thiện nhiều.
Gia công bề mặt Carton Giấy Màng
Tráng phủ 260% 290% N/A
Không tráng phủ 290% 320% N/A
Cán màng N/A N/A 300-340%
Bảng 2.7: Giá trị TAC cho in flexo (theo FFTA First 5.1) 2.5.2.2. Trapping
Kiểu máy in Vật liệu Trap
Cuộn rộng (Wide Web) Carton gấp nếp (folding carton) ≤ 0.3969 mm Bao bì mềm ≤ 0.7938 mm Màng ≤ 0.3969 mm
Giấy (loại giống như trong in báo) ≤ 0.3969 mm Cuộn hẹp (Narrow Web) Giấy ≤ 0.3969 mm Màng ≤ 0.3969 mm
Bảng 2.8: Thông số trap (theo chuẩn First)
Về nguyên tắc, flexo vẫn là phương pháp in chồng màu, nên trong quá trình in, vật liệu sẽ bị dãn ra dẫn đến khi chồng màu sẽ không thể chính xác 100% và việc xuất hiện hiện tượng lóe trắng là điều không thể tránh khỏi. Do đó khi tiến hành xử lý file cho phương pháp in này, trapping là một công đoạn bắt buộc để hạn chế tình trạng lóe trắng khi in.
Việc trapping sẽ phụ thuộc vào điều kiện in của đơn vị (máy in, tốc độ in, vật liệu và mực in) cũng như màu sắc và thứ tự chồng màu của đối tượng.
Khi trapping ta sẽ trap từ màu nhạt sang màu đậm:
Hình 2.18: Trapping
Ngoài việc trap từ màu nhạt sang màu đậm, đôi lúc có những trường hợp đặc biệt như trap từ vùng màu nhũ lên màu đen (độ dày trap từ 0.1-0.25pt) hay trap hình ảnh bitmap lên màu nền (độ dày trap 0.06-0.2pt và được thực hiện ở Photoshop).
Hiện nay, có 3 phương pháp thực hiện trapping chính là:
Traping thủ côngđược thực hiện trên phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator.
Ưu điểm:
• Có thể dễ dàng thiết lập nhiều thông số trap khác nhau cho nhiều đối tượng.
• Tiết kiệm chi phí đầu tư phần mềm.
• Phù hợp đối với sản phẩm không có quá nhiều đối tượng cần trap. Nhược điểm:
• Công đoạn trapping được thực hiện cùng với công đoạn thiết kế sẽ gây ảnh hưởng đến người thiết kế và sẽ gặp khó nếu có chỉnh sửa.
• Đối với sản phẩm có nhiều chi tiết bắt buộc phải thực hiện trap thì việc trap thiếu đối tượng là khó tránh khỏi.
• Trapping thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ những kiến thức về trap.
• Đường trap không được đẹp như trap tự động.
Trapping tại RIP
Ưu điểm:
• Tiết kiệm thời gian biên dịch do chỉ thực hiện biên dịch 1 lần.
• Có thể lưu lại dữ liệu biên dịch cho lần trap kế tiếp mà không cần phải thiết lập lại thông số.
Nhược điểm:
• Khi trapping tại phần mềm RIP, chúng ta sẽ chỉ có thể kiểm tra kết quả trap sau khi RIP hoàn thành. Điều này sẽ gây khó cho sản xuất bởi nếu trap bị lỗi, chúng ta sẽ phải quay lại kiểm tra ở công đoạn thiết kế, rất mất thời gian.
Traping tự động được thực hiện trên phần mềm hoặc plugin chuyên dụng như Trap Editor hay Power Trapper của Esko.
Ưu điểm:
• Thời gian thực hiện nhanh và dễ dàng thiết lập thông số trap.
• Thực hiện cho tài liệu có nhiều đối tượng cần trap mà đảm bảo không sót bất kì đối tượng nào.
• Đường trap đẹp và tinh vi hơn so với trap thủ công.. Nhược điểm:
• Tốn kém chi phí đầu tư phần mềm.
• Làm nặng file dẫn đến thời gian RIP lâu hơn. 2.5.2.3. Thiết lập độ phân giải trame
Độ phân giải trame cần nên được thiết lập ở công đoạn này. Độ phân giải trame ở đây sẽ được xác định tùy theo cách làm khuôn, vật liệu làm khuôn hoặc điều kiện in. Đối với hình ảnh bitmap, độ phân giải tram của hình ảnh bitmap sẽ được thiết lập tùy theo độ phân giải của hình ảnh đó.
Phân loại Vật liệu Tấm
photopolymer Dung dịch photopolymer Khắc laser Cuộn rộng (Wide Web)
Carton 120-150 lpi 85-110 lpi 110-133 lpi Giấy 85-100 lpi 85-110 lpi N/A Màng 110-133 lpi 85-120 lpi 85-133 lpi Cuộn hẹp
(Narrow Web)
Màng 110-133 lpi N/A 85-133 lpi Giấy tp 133-175 lpi N/A 110-133 lpi Giấy không tp 110-133 lpi 110-133 lpi 100-120 lpi Bảng 2.9: Độ phân giải trame theo phương pháp chế tạo khuôn (theo First 5.1)
Độ phân giải hình ảnh (ppi) Độ phân giải trame (lpi)
110 55 130 65 170 85 200 100 220 110 240 120 266 133 300 150 350 175 400 200
Bảng 2.10: Độ phân giải trame của hình bitmap (theo FFTA First 5.1)
2.5.2.4. Thiết lập góc xoay trame
Hình 2.19: Góc xoay trame (theo FFTA First 5.1)
Sau khi đã xuất file PDF, thì chúng ta sẽ sử dụng PDF Toolbox để thiết lập góc xoay trame cũng như chọn loại trame cho file trước khi đem file đi làm bản. Việc thiết lập góc xoay trame là một công việc cần thiết để giảm tối đa hiện tượng moire, mặc dù trên thực tế, một vài trường hợp việc xảy ra moire là điều không thể tránh khỏi. Và để tính toán góc xoay trame, ta sẽ thực hiện theo quy luật sau (theo FFTA First 5.1):
• Để cho sản phẩm của chúng ta có tính thẩm mỹ nhất thì góc xoay trame giữa các màu C, M và K thường cách nhau một khoảng là 300
.
• Riêng đối với màu Y, vì đây là màu khó để nhận biết bằng mắt nhất, cho nên góc xoay trame của màu Y sẽ nằm giữa và cách đều hai màu (tốt nhất là giữa màu C và màu K).
• Trên một sản phẩm, màu nổi trội nhất hoặc màu chứa nhiều thông tin nhất (đa phần là màu K) thường sẽ có góc xoay trame là 450
(góc xoay tiêu chuẩn).
• Góc xoay tiêu chuẩn thường áp dụng cho trame là 450
. Tuy nhiên trên thực tế, góc xoay trame sẽ được thiết lập sao cho không bị trùng với góc trên trục anilox. Do đó, góc tiêu chuẩn này thường sẽ bị điều chỉnh giảm xuống 7.50
.
Tóm lại, dựa theo quy luật trên ta có thể xác định góc xoay trame cho 4 màu CMYK như sau:
• Màu K (thường là màu chứa nhiều thông tin nhất trên sản phẩm) nên góc xoay trame của màu đen sẽ là 450
- 7.50 = 37.50.
• Màu C sẽ có góc xoay trame là 37.50
- 300 = 7.50.
• Màu M sẽ có góc xoay trame là 37.50
+ 300 = 67.50.
• Màu Y sẽ có góc xoay trame là 37.50
- 150 = 22.50.
Mặc dù đã thiết lập góc xoay trame bằng PDF toolbox, nhưng khi tiến hành RIP, thì tùy theo nhà sản xuất của từng thiết bị ghi mà phần mềm RIP cũng sẽ có những cách tính toán khác nhau để hạn chế moire. Do đó, góc xoay trame sau khi ghi ra sẽ có thể có thay đổi nhưng sẽ không quá nhiều. Chẳng hạn như góc xoay trame màu K của chúng ta xác định ban đầu là 37.50, thì sau khi hoàn tất ghi bản, góc này có thể bị thay đổi thành 380 hoặc 36.50 tùy theo nhà sản xuất thiết bị.
2.5.3. In thử
2.5.3.1. Một số thuật ngữ trong in thử
Soft proof cho phép chúng ta có thể quan sát sản phẩm thông qua màn hình máy tính đã được canh chỉnh màu sắc. Công đoạn này có thể được áp dụng ở bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình chế bản tùy thuộc vào độ ổn định về màu sắc của hệ thống canh chỉnh màn hình của công ty.
Contract Proof hay còn được gọi là bài in thử ký mẫu, đây là công đoạn quan trọng nhất vì đây là tờ in thử mà sẽ thể hiện tất cả những mong muốn của khách hàng về sản phẩm của họ. Bài in thử ký mẫu phải thể hiện được hết những tính chất của điều kiện in nên việc giả lập được những thông số như gia tăng tầng thứ, độ tương phản in, mật độ,… trên tở in thử dựa theo điều kiện in của đơn vị gần như là điều bắt buộc.
2.5.3.2. Phương pháp in thử