Khái quát về tiêu chuẩn hóa quá trình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính khả thi khi áp dụng tiêu chuẩn first để cải thiện quá trình chế bản cho in nhãn decal (Trang 28 - 31)

3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

2.2. Khái quát về tiêu chuẩn hóa quá trình

2.2.1. Khái niệm

Tiêu chuẩn hóa quá trình là dựa trên một quy trình sản xuất, chúng ta phải thiết lập các thông số, tiêu chí kiểm tra cụ thể mà từng công đoạn bắt buộc phải thực hiện để có thể hạn chế tối đa các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện.

2.2.2. Mục đích

Thông qua việc thực hiện tiêu chuẩn hóa sẽ giúp cho chúng ta có thể thống nhất thông tin giữa khách hàng và nhà in hay giữa các bộ phận dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó tiêu chuẩn hóa còn giúp chúng ta tăng tính chính xác trong quá trình phục chế, hạn chế lỗi có thể phát sinh, giảm phế phẩm.

2.3. Công nghệ in Flexo

2.3.1. Nguyên lý hoạt động

Công nghệ in Flexo lần đầu tiên ra mắt vào những năm 40-50 của thế kỷ 20. Đây là phương pháp in nổi, mực in được cấp cho khuôn in thông qua trục Anilox.

Trục Anilox là một trục kim loại mà bề mặt nó được khắc lõm nhiều ô nhỏ. Trong quá trình in, trục Anilox sẽ được nhúng một phần vào máng mực để mực lọt vào các cell, phần mực thừa trên trục sẽ bị dao gạt mực gạt đi. Tiếp đó, khuôn in sẽ tiếp xúc với trục anilox và nhận mực từ các cell trên trục.

Hình 2.3: Nguyên lý hoạt động của máy in flexo 2.3.2. Các dạng đơn vị in Flexo

Cấu hình của một hệ thống in flexo sẽ được chia thành ba loại gồm máy in dạng hành tinh (CI hay Central Ipression), máy in dạng nằm (in-line) và máy in dạng đứng (stack).

Trong đó, máy in dạng in-line được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực in nhãn hàng, bởi có thể đáp ứng được thời gian in nhanh, gia công in-line và in nhiều màu ổn định hơn.

Hình 2.4: Máy in dạng hành tinh

Hình 2.5: Máy in dạng stack

Hình 2.6: Máy in dạng in-line 2.3.3. Công nghệ chế tạo bản in

Nguyên liệu chính để chế tạo bản in Flexo thường là photopolymer. Để chế tạo bản in thì có 2 phương pháp chính là sử dụng mask hay khắc laser.

Thông thường bản in dùng để in nhãn sẽ ở dạng phẳng, khuôn in được gắn lên trục nhờ từ trường hoặc sử dụng băng keo 2 mặt.

Công nghệ sử dụng mask cũng tương tự như chế bản CTF, ở công nghệ CTF là sử dụng phim âm bản để áp lên bề mặt photopolymer, thì công nghệ mask sẽ sử dụng một lớp “mặt nạ” màu đen thay thế cho phim âm bản. Sau đó, phần mặt nạ sẽ được đốt bằng tia laser có công suất cao và phần bị đốt sẽ được rửa sạch chỉ để lại phần tử in. Sau đó chúng ta sẽ phơi bản in với quy trình như ở công nghệ CTF. Tuy nhiên, ở công nghệ mask này sẽ không hút chân không khi phơi như ở CTF.

Khi phơi ở trạng thái có không khí thì oxy trong không khí sẽ làm chậm quá trình polymer hóa dẫn đến trame sẽ bị co lại và có hình tròn như viên đạn. Hiện nay, có hai loại laser phổ biến nhất:

• Sử dụng chum tia laser đơn. Chùm tia này đốt bản với năng lượng cao nhưng hạt trame khi ghi ra sẽ mềm. Lý do là bởi chùm tia laser này có năng lượng cao ở trung tâm, yếu ở phần rìa.

• Phương pháp thứ hai là chùm laser nhiều tia gồm những tia năng lượng thấp kết hợp lại tạo ra mức năng lượng cần thiết. Nhưng phương pháp này cũng tạo ra nguồn năng lượng cao ở trung tâm, yếu ở vùng rìa, kết quả là hạt tram không sắc nét.

Khắc laserlà sử dụng đầu laser có công suất cực cao và đốt ở vùng có phần tử không in nhằm tạo ra hình ảnh nổi. Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến cho việc in hình ảnh liên tục và công nghệ sleeve. Giá thành của hệ thống laser khá đắt và tốc độ ghi tương đối chậm là hạn chế công nghệ này.Ưu điểm và hạn chế của hệ thống in Flexo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính khả thi khi áp dụng tiêu chuẩn first để cải thiện quá trình chế bản cho in nhãn decal (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)