3. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm, chúng em đã áp dụng tiêu chuẩn FIRST vào sản phẩm thực tế để nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST vào sản phẩm, có một số thông số áp dụng đúng chính xác theo tiêu chuẩn của FIRST nhưng cũng có một số thông số cần điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng nội dung khác nhau nhưng cần phải đảm bảo không làm giảm chất lượng in của sản phẩm.
Cụ thể hơn, các thông số mà nhóm em đã áp dụng theo đúng tiêu chuẩn FIRST như:
• Chữ:
Cỡ chữ: đúng như theo tiêu chuẩn FIRST, đối tượng chữ một màu có cỡ chữ tối thiểu đối với chữ không chân là 4pt, chữ có chân là 6pt.
Font: yêu cầu các font phải được nhúng để đảm bảo sẽ không bị lỗi mất font xảy ra. Nếu sản phẩm đã chắc chắn không còn chỉnh sửa nữa thì có thể Outline chữ.
• Yếu tố đồ họa và hình ảnh:
Độ dày đường line: theo tiêu chuẩn FIRST thì độ dày của đường line phải đạt tối thiểu là 0,25 pt, với độ dày đó trở lên thì bản in Flexo mới đáp ứng được có thể in một cách chính xác.
Overprint: đối với các chữ có kích thước nhỏ hơn 12pt thì có thể chọn chế độ Overprint.
Độ phân giải của hình ảnh kỹ thuật số: theo chuẩn FIRST thì để có hình ảnh in đạt đúng chất lượng thì yêu cầu hình ảnh phải có độ phân giải cao, phải đảm bảo là hình ảnh lớn phải có độ phân giải tối thiểu là 300ppi.
• File PDF:
Tiêu chuẩn file PDF: theo chuẩn FIRST, yêu cầu phải là chuẩn PDF/X, vì đây là tiêu chuẩn file PDF của ngành in.
Phiên bản PDF: Đối với hầu hết các sản phẩm hiện nay thì yêu cầu PDF/X-4 trở lên vì chuẩn PDF/X-4 sử dụng phiên bản PDF 1.5 trở lên, vì từ phiên bản PDF 1.5 trở lên có hỗ trợ layer, font Opentype và hỗ trợ hiệu ứng transparency.
Các thông số mà chúng em áp dụng tiêu chuẩn FIRST nhưng đã có điều chỉnh thông số sao cho thích hợp với từng đối tượng nội dung và sản phẩm như:
• Độ dày trapping: độ dày của trapping của từng đối tượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào kích thước của yếu tố đồ họa đó. Độ dày của trapping tỷ lệ thuận với kích thước của 2 đối tượng cần trapping. Nếu kích thước đối tượng quá nhỏ mà cho độ dày trapping lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh in.
Sau khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST vào sản phẩm thực tế, sẽ khắc phục được các lỗi về độ dày trapping, chữ và các yếu tố đồ họa. Các hình ảnh in cũng sẽ được đảm bảo chất lượng bởi các yêu cầu tối thiểu của chuẩn FIRST sẽ đáp ứng được nhu cầu in, từ màu sắc cho tới độ phân giải in của sản phẩm.
Việc áp dụng tiêu chuẩn FIRST vào khi xử lý file sẽ giúp công đoạn kiểm tra các thông số đầu vào theo trình tự đảm bảo đầy đủ thông tin sẽ không tốn nhiều thời gian phản hồi lại khách hàng nhiều lần.
Khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST vào file thực tế, chúng em thấy việc này giúp việc thực hiện xử lý, kiểm tra file và trapping theo tiêu chuẩn đã đã đưa ra và chỉnh sửa thông số phù hợp, tiết kiệm rất nhiều thời gian để cho ra file hoàn chỉnh mà không xảy ra các lỗi thường gặp để phải quay lại công đoạn trước đó để xử lý.
Ở công đoạn làm bản công ty không đầu tư hệ thống CTP, do đó việc ghi bản sẽ được thực hiện ở bên ngoài và công ty sẽ chỉ kiểm tra chất lượng bản. Điều này sẽ dẫn đến một số lỗi phát sinh trong quá trình ghi và hiện bản (xem phụ lục 3) mà chúng ta không kiểm soát được. Bên cạnh đó, việc làm bản bên ngoài sẽ khiến chúng ta không thể áp dụng chuẩn FIRST cho khâu làm bản và kiểm tra bản. Vì nếu áp dụng thông số của chuẩn FIRST vào khâu kiểm tra, nếu phát hiện chưa đạt thì sẽ tốn rất nhiều thời gian để chỉnh sửa. Do đó, hiện tại, ở công ty khâu kiểm tra, đánh giá bản in chưa được chú trọng. Ngoại trừ các yếu tố về vật liệu, máy in thì bản in cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc gia tăng tầng thứ. Vì vậy, muốn cải thiện chất lượng in nói chung giá trị gia tăng tầng thứ nói riêng việc đầu tư một hệ thống CTP là điều bắt buộc.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 4.1. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “TÌM HIỂU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FIRST ĐỂ CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN CHO IN NHÃN DECAL”, nhóm em đã hoàn thành được các mục tiêu ban đầu đã đề ra:
• Tìm hiểu về quá trình sản xuất nhãn decal bằng phương pháp in Flexo
• Tìm hiểu quy trình và điều kiện sản xuất nhãn hàng tại công ty An Lạc
• Tìm hiểu về tiêu chuẩn FIRST FFTA và áp dụng vào sản phẩm cụ thể dựa theo điều kiên sản xuất tại công ty An Lạc để đảm bảo và nâng cao chất lượng in của sản phẩm.
• Giảm bớt sai hỏng có thể xảy ra và tiết kiệm thời gian sản xuất trong công đoạn chế bản.
Chúng em rút ra lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn FIRST có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho công đoạn chế bản, giảm bớt sai hỏng trong quá trình chế bản, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian sửa lỗi và chỉnh sửa bởi các lỗi khi xử lý file, tuy một số yêu cầu có thể đòi hỏi cao nhưng nó sẽ mang lại việc nâng cao chất lượng in cho sản phẩm.
4.2. Các vấn đề còn tồn tại
Do thời gian hạn hẹp và quá trình khảo sát thực tế ít và kiến thức có giới hạn, nên chúng em vẫn còn chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu quá trình sản xuất bản in và kiểm tra bản in của công ty; chưa áp dụng được nhiều kiến thức thực tế, chủ yếu là các kiến thức đã được học trong trường và tài liệu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài cũng chưa tập trung quá nhiều vào phần quản trị màu. Vì flexo là phương pháp in mới so với những phương pháp in truyền thống khác, do đó hiện tại vẫn chưa có ICC profile nào cho in flexo dẫn đến việc nghiên cứu về phần quản lý màu thật sự khó khăn.
Hiện tại, do điều kiện thiết bị của công ty không đủ dẫn đến thời gian làm bản khá lâu nên chúng em chưa thể đánh giá được mức độ hiệu quả của giá trị bù trừ độ dãn dài của bản in được tính theo công thức của Esko và công thức của tiêu chuẩn FIRST.
Bảng 4.1: Giá trị bù trừ độ dãn bản in theo FIRST
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN TRAPPING BẰNG PDF TOOLBOX
1. Automatic
Để thực hiện trapping bằng PDF Toolbox ta cần thực hiện như sau:
• Mở file PDF cần Trap bằng Adobe Acrobat. Sau đó, trên thanh công cụ, ta lựa chọn phần Plug-in Prinect 2015/2016 PDF Toolbox Trap Editor.
• Sau khi mở Trap Editor ta sẽ được cửa sổ như hình PL 1.1
Color in Document là phần dùng để hiển thị các màu sắc được sử dụng trong sản phẩm và các thông số liên quan.
Default Ink Set cho phép chúng ta thiết lập mật độ trung tính của màu process thông qua các chuẩn quốc tế như EURO, SWOP hay TOYO.
Hình PL 1.1: Thẻ Automatic
• Tại khung Trap Editor, để thiết lập giá trị trapping ta lựa chọn mục Modify (góc phải bên dưới của cửa sổ Trap Editor).
Width/Height dùng để thiết lập giá trị độ dày đường trap.
Line Join dùng để thiết lập hình dáng đường trap chẳng hạn như Bevel là vát những cạnh của đường trap, Round là bo tròn các cạnh đường trap và Miter là biến những cạnh của đường trap nhọn. Thường thì người ta sẽ sử dụng kiểu bo tròn để tránh làm biến dạng đối tượng trap.
Hình PL 1.2: Thiết lập giá trị Trap
• Sau khi thiết lập các giá trị xong ta ấn Save and Close sau đó ấn Caculate để áp dụng những thông số trap vừa thiết lập vào file.
2. Modify
Đây là nơi hiển thị thông số trap và thông tin có liên quan đến đối tượng trap. Bên cạnh đó, ta có thể tùy chỉnh các đường trap tại cửa sổ này.
• Hide:
Hide Trap cho phép hiển thị phần có hoặc không có trap.
Hide Transparent cho phép hiển thị phần có hoặc không có transparent. Bên cạnh đó, sử dụng tùy chọn này sẽ cho phép chúng ta kiểm tra trap khi trang có varnish trong suốt.
Hình PL 1.3: Thẻ Modify
• Hightlight dùng để làm nổi bật lên các phần được trap trên file, giúp cho người sử dụng dễ dàng phân biệt và kiểm tra được xem liệu mình có trap thiếu hay không.
Hình PL 1.4: Phần Highlight
All Traps sẽ làm nổi bật tất cả phần được trap trên file. Selected sẽ chỉ làm nổi bật những phần trap được chỉ định.
Overprint sẽ làm cho tất cả những đối tượng được overprint nổi bật lên.
• Selection là chức năng cho phép người dùng lựa chọn những đối tượng trap.
All traps sẽ chọn tất cả các đối tượng trap có trên file.
Same pairs sẽ chọn tất cả các đối tượng trap có chung màu sắc trên file.
Single sẽ chọn đối tượng trap mà người dùng chỉ định
• Neutral Density sẽ thể hiện giá trị mật độ trung bình của những phần tử trap được chọn.
Hình PL 1.5: Tab Neutral Density
3. Preference
Protocal cho phép người sử dụng quản lý và kiểm soát file PDF đã chỉnh sửa, cũng như lưu lại một bản sao phòng bị cho những trường hợp không may xảy ra, thông qua việc kiểm soát file đầu vào và thiết lập thởi gian lưu trữ file. Để tùy chỉnh được ở mục protocal ta cần làm như sau:
• Bước 1: Check vào tùy chọn Write PDF Log File.
• Bước 2: Chúng ta sẽ thiết lập số ngày lưu trữ tại phần Keep for…days, quá số ngày nêu trên, file sẽ tự động bị xóa điều này sẽ giúp giảm tải dung lượng máy.
• Bước 3: Thiết lập nơi lưu trữ file tại phần Folder.
• Lưu ý: File được lưu trữ sẽ được đặt tên một cách tự động bằng cú pháp “Prinect PDF Toolbox” + ngày tháng năm.
Hình PL 1.6: Preference
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ ĐỊNH DẠNG FILE TRONG CHẾ BẢN
1. JPG
JPEG (Joint Photographic Experts Group) là định dạng file dạng hình ảnh bitmap, tại đây, hình ảnh sẽ bị nén với tỉ lệ nén lên đến vài chục lần. Chính vì mức độ nén khá lớn nên loại hình ảnh dưới định dạng này khi giải nén ra hình ảnh sẽ có sự khác biệt so với ban đầu, chẳng hạn như chất lượng hình ảnh sẽ bị suy giảm, màu sắc có sự sai lệch, mất một số chi tiết,… Phần mở rộng của jpeg rất đa dạng (.jpeg, .jfif, .jpg, .jpe).
Vì được nén với mức độ cao nên định dạng jpeg thường có dung lượng nhẹ hơn những định dạng khác. Do đó định dạng này rất phù hợp sử dụng cho các thiết bị lưu trữ nhỏ như điện thoại di động. Tuy nhiên, trong in ấn, để quản lý màu một cách tốt nhất thì chúng ta nên hạn chế thấp nhất việc lưu hình ảnh dưới dạng jpeg.
2. PNG
Cũng giống như jpeg, thì png (Portable Network Graphic) là định dạng file dạng hình ảnh bitmap, nhưng png được sử dụng phương pháp nén dữ liệu sao cho không làm mất đi dữ liệu gốc. Png được phát triển nhằm thay thế định dạng gif (Graphics Interchange Format) và hiện nay định dạng png khá phổ biến trên internet. Png thường hỗ trợ cho hình ảnh có không gian màu 24-bit RGB, 32-bit RGBA hoặc grayscale.
Png vốn là định dạng được phát triển dùng để chuyển đổi hình ảnh trên internet, nên định dạng này không dùng cho việc in ấn và nó sẽ không hỗ trợ không gian màu CMYK. Do đó khi tiến hành xử lý cho in ấn thì các hình ảnh có định dạng png phải được chuyển về các định dạng khác. Điều này có thể dễ dàng thực hiện trên các phần mềm như Photoshop, Illustrator và ngược lại.
3. Raw
Định dạng raw là một định dạng của ảnh kỹ thuật số thường có trong các máy ảnh bán chuyên và chuyên nghiệp. Ở định dạng này, hình ảnh sẽ luôn ở trạng thái “thô”, nghĩa là hình ảnh chưa qua bất kì xử lý gì, các thông tin của một tấm ảnh chẳng hạn như màu sắc, độ nét, ánh sáng, cân bằng trắng,… sẽ được lưu ở bộ nhớ tạm và nén lại thành một file raw với nhiều phần mở rộng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất máy. Chẳng hạn như .DCR, .K25, KDC (Kodak); .ERF (Epson); .CR2, .CR3 (Canon); .MOS (Nikon); .SRF, .SF2 (Sony).
Chính vì hình ảnh của định dạng raw luôn ở trạng thái “thô” nên chúng ta có thể dễ dàng chỉnh sửa các yếu tố của một bức ảnh như màu sắc, độ nét, ánh sáng, cân bằng trắng một cách linh hoạt và phạm vi chỉnh sửa cũng sẽ rộng hơn các định dạng khác. Nhưng bên cạnh đó, dung lượng của một hình ảnh có định dạng raw sẽ nặng hơn gấp nhiều lần so với các định dạng khác. Dẫn đến tốc độ chụp sẽ bị hạn chế vì thời gian để lưu một hình ảnh dạng raw lâu hơn các định dạng khác.
Hình PL 2.1: Lưu định dạng file RAW trên máy ảnh Canon
4. EPS
Định dạng eps (Encapsulated PostScript) là một định dạng không nén, tức là những phần tử được lưu dưới định dạng này sẽ được đảm bảo không bị mất chi tiết, màu sắc,…Chính vì tính chất này mà định dạng eps thường có dung lượn nặng hơn định dạng jpeg. Định eps có thể chứa cả hình ảnh vector, hình ảnh bitmap và chữ. Định dạng này thường dung cho mục đích chính là truyền dữ liệu từ phần mềm này sang phần mềm khác hoặc từ máy này sang máy khác mà vẫn có thể đảm bảo được sự toàn ven của file dữ liệu đó. Hiện nay, định dạng eps có rất nhiều phiên bản khác nhau như (), do đó định dạng này hoàn toàn phù hợp cho những phần mềm đồ họa thông dụng hiện nay như Photoshop, Illustrator, CorelDraw,….
Hình PL 2.2: Định dạng .eps
5. PSD
PSD (Power Spectral Density) là định dạng mặc định được lưu từ Photoshop. Định dạng này cho phép ta lưu hình ảnh dưới dạng layer, nghĩa là định dạng này giống như một định dạng gốc, khi ta mở bất kì hình ảnh nào được lưu bởi định dạng này, thì Photoshop sẽ không chỉ hiển thị mỗi hình ảnh, mà còn hiển thị các layer mà chúng ta đã dùng để chỉnh sửa hình ảnh trước đó. Bằng cách này, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát hoặc chỉnh sửa hình ảnh.
Sau khi tiến hành chỉnh sửa xong, Photoshop cũng cho phép chúng ta lưu hình ảnh trên các định dạng phổ biến khác như .png hay .jpeg để thuận tiện cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại là một khi đã lưu thành các định dạng khác như .png hay .jpeg thì chúng ta sẽ không còn có thể làm việc trên layer riêng biệt nữa. Do đó, việc lưu và giữ lại một file .psd là rất quan trọng để có thể tiến hành kiểm tra và sửa chữa khi có lỗi xảy ra.
6. AI
Những file có định dạng .ai là những file được vẽ bằng Adobe Illustrator, một phần mềm dung để thiết kế hình ảnh vector. Do các hình ảnh được thiết kế bằng Adobe Illustrtor đa số đều là những hình ảnh vecto nên chúng có thể dễ dàng thay đổi về kích thước mà không hề làm thay đổi độ phân giải của chúng. Tuy nhiên, khi ta mở file hình ảnh vecto được vẽ từ adobe Illustraotr trên các phần mềm khác như Indesign hoặc Photoshop thì màu sắc sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn như khi ta mở file .ai trên Indesign thì chỉ có màu spot là được giữ lại còn đối với khi mở trên photoshop thì ngược lại.
7. PDF
Pdf, Portable Document Format, cũng giống như word của Microsoft, đây là định dạng tài liệu di động chứa văn bản, hình ảnh do Adobe phát hành. Tuy nhiên, so với word thì pdf là một định dạng có mức độ bảo mật cao hơn rất nhiều nên nó