Dựng lắp ván khuôn

Một phần của tài liệu Bài giảng thi công công trình thủy lợi (Trang 30 - 32)

Công tác dựng lắp ván khuôn là khâu công tác chiếm nhiều chỗ trên hiện trường thi cơng. Vì vậy khơng những phải bảo đảm chất lự dựng lắp mà cịn phải bảo đảm tiến độ, phải nhanh chóng giải phóng hiện trường để khơng cản trở đến các cơng việc khác.

Khi lắp dựng ván khn, tuỳ theo kích thước, trọng lượng và vị trí đặt ván khn mà ta có thể dùng thủ cơng, nửa cơ giới hay cần trục.

* Dựng lắp ván khuôn thẳng đứng.

Khi đổ bê tơng trụ pin, thân đập tràn, móng cơng trình... thường phân cơng trình thành các khối đổ với chiều cao > 1,5m. Muốn vậy phải dựng lắp ván khuôn 1 tầng hoặc 2 tầng bao quanh khối đổ theo chiều thẳng đứng (hoặc xiên).

Để cố định ván khuôn cho vững chắc và ổn định thường dùng các hình thức chống đỡ sau:

- Chống ngồi: dùng cho những khối cao dưới 4-6m, ở dưới thấp và phía ngồi có

điều kiện để tì chống (hình 14.13b). Ưu điểm của hình thức này là hệ thống chống đổ đều nằm ngồi khối đổ, khơng có các thanh giằng trong nên có thể cơ giới hố cơng tác san và đầm bê tông, thi công được thuận tiện. Song hình thức chống ngồi khơng dùng được cho những khối ở trên cao và nằm ở phía ngồi, và khá cồng kềnh, chiếm nhiều hiện trường. 7 2 3 5 1 6 4 11 12 13 14 6 1 200 300 100 450 8 6 9 10 a) b) c) d) H.14.13. Các hình thức chống đỡ ván khn

a. Chống trong; b. Chống ngồi; c. Kiểu cơngson; d. Kiểu công son với khung thép 1 - mặt bê tông; 2- ván khuôn; 3 - dầm dọc; 4 - đà ngang; 5 - thanh giằng; 6 - anke

www.vncold.vn

- Chống trong: dùng cho các khối trên cao hoặc ở những nơi khơng có điều kiện

chống ngồi. Với hình thức này người ta phải chôn sẵn những đoạn cốt thép (hoặc bulông) trên mặt của bê tông dưới (h.14.13a) và hàn nói với các thanh thép giằng đường kính 12 - 16mm. (trung bình cứ 1,5 - 2m2 ván khn có 1 thành giằng, do đó phải chi phí thêm cốt thép 1,4 - 5,5 kg/m2).

Để giữ cho ván khuôn không bị ngả vào bên trong người ta đặt thêm các thanh chống xiên tạm thời; sau khi đổ xong các lớp bê tơng ở phía dưới người ta mới tháo bỏ các thanh chống tạm này.

- Chống kiểu côngson: Dùng cho các khối đổ cao 1,5 - 2m (không cần thanh thép giằng), nhờ các thanh dầm dọc kéo dài và được cố định, giữ chặt bởi hai hàng bulông (anke) chôn sẵn ở khối bê tơng dưới (hình 14-13c). Khi chiều cao khối đổ đến 3m thì phải dùng kiểu cơngson có khung thép di chuyển được với các thanh dầm ngang cũng được cố định với các anke (h. 14.13d). Để dựng lắp và tháo dỡ ván khuôn dễ dàng người ta dùng thêm cái kích ở phần dưới của khung thép.

b b l a h a 6 5 1 6 3 4 2 2 H. 14.14. Sơ đồ kết cấu dầm kép

1 - thanh gỗ dầm; 2 - thanh gỗ giằng; 3 - thanh thép giằng; 4 - tăng đơ; 5 - định đỉa; 6- êcu

Trên công trường thuỷ lợi người ta còn dùng loại dầm kép bằng gỗ hoặc gỗ thép kết hợp để làm dầm đỡ thay cho hệ thống bulông giằng khi đổ bê tông khối lớn hoặc làm dầm chính cho ván khn tiêu chuẩn 1 tầng hay 2 tầng. Kết cấu của dầm kép đơn giản, dễ gia cơng, nhẹ nhàng mà hiệu ích kinh tế cao (h.14.14).

Trong chống đỡ hoặc trong dầm kép thường dùng tăng đơ để căng các thanh thép giằng.

* Dựng lắp ván khuôn nằm ngang

Khi đổ bê tông các tấm đan (sàn, bản) như tấm đan đặt máy bơm, máy phát điện... hoặc các dầm như dầm cầu trục, dầm nóc, dầm cầu giao thơng..., ngồi ván khn bên cịn phải dựng lắp ván khuôn đáy (nằm ngang), mà việc chống đỡ ván khn cũng có nhiều khó khăn, tốn gỗ, tốn cơng và thời gian chờ đợi để tháo dỡ ván khuôn lại dài, ảnh hưởng đến việc sử dụng luân lưu ván khuôn.

Một phần của tài liệu Bài giảng thi công công trình thủy lợi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)