Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 33)

Nằm ở khu vực nhiệt đối gió mùa Đông Nam Á, lại là quốc gia có đường bờ biển dài Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải chịu nhiều ảnh hưởng của các kiểu thời tiết khắc nghiệt và phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. Những thiên

tai này thường xuyên gây ngập lụt tại các vùng trũng (ví dụ như trận lụt ở Hà Nội tháng 11 năm 2008), gây lũ lụt tại các vùng đồng bằng (ví dụ như ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 và 2001) và bão lũ (khu vực miền Trung). Tại các khu vực địa hình cao, mưa lớn thường gây ra lũ quét, sạt lở đất, làm tăng lượng phù sa bồi lắng trong các con sông, từ đó gây nên tình trạng ngập lụt nặng nề hơn ở các vùng hạ lưu. Ngoài việc phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của thời tiết, Việt Nam còn phải chống đỡ với các mối nguy hại kéo dài như hạn hán, xâm nhập mặn vào cửa sông gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế nông nghiệp và thủy sản. Theo những ước tính gần đây, tổng thiệt hại do thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt và lở đất chiếm 1% GDP của Việt Nam (MONRE,

DFID và UNDP, 2010).

Thay đổi về nhiệt độ

Biến đổi khí hậu ngày càng được biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Trong khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn các khu vực phía Nam (Bảng 1.5).

Bảng 1.5: Kịch bản mức tăng nhiệt độ TB năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Đvt: 0C

TT Tên vùng 2020 2030 2040

1 Trung du và miền núi phía Bắc 0.5 0.7 1.0

2 Đồng bằng sông Hồng 0.5 0.7 1.0

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 0.5 0.8 1.1

4 Tây Nguyên 0.5 0.7 1.0

5 Đông Nam Bộ 0.5 0.7 1.0

6 Đồng bằng sông Cửu Long 0.4 0.6 0.9

Nguồn: Kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012

Thay đổi về mực nước biển

Theo Nguyễn Đức Ngữ (2010), lượng mưa biến đổi không nhất quán, có nơi tăng, nơi giảm, trong đó ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có xu thế giảm

trong 2 thập kỷ gần đây, trong khi ở Đà Nẵng lại tăng. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn có phần tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng có phần tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Nghiên cứu của IMHEN (2012) đưa ra kết luận rằng lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng từ 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta. Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần đây.

- Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung

Xu hướng thay đổi

Theo Bộ TN&MT đến năm 2020, xa hơn 2030 mực nước biển ở Việt Nam dâng cao khoảng trên 10 cm, sẽ có 1% dân số ven biển phải di dời chỗ ở; diện tích mặt nước mặn, nước lợ tăng thêm trên 1,2% so với hiện nay. Tại trạm Hòn Dáu trung bình dâng khoảng 3 mm/năm, tức là khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua (Bảng 1.6).

Bảng 1.6: Kịch bản mực nước biển dâng ở Việt Nam với thời kỳ 1980- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Đvt: Cm

TT Khu vực 2020 2030 2040

1 Móng Cái-Hòn Dáu 7-8 11-12 15-17

2 Hòn Dáu-Đèo Ngang 7-8 11-13 15-18

4 Đèo Hải Vân-Mũi Đại Lãnh 8-9 12-13 18-19

5 Mũi Đại Lãnh-Mũi Kê Gà 8-9 12-13 17-20

6 Mũi Kê Gà-Mũi Cà Mau 8-9 12-14 17-20

7 Mũi Cà Mau-Kiên Giang 9-10 13-15 19-22

Nguồn: Kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012

Bên cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng mưa tính trên cả nước trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2% mặc dù lượng mưa có xu hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí hậu phía Bắc (Bảng 2.7).

Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo dài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

Bảng 1.7: Kịch bản mức tăng lượng mưa TB năm so với thời kỳ 1980- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Đvt: %

TT Tên vùng 2020 2030 2040

1 Trung du và miền núi phía Bắc 1.1 1.6 2.3

2 Đồng bằng sông Hồng 1.2 1.8 2.5

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1.1 1.6 2.3

4 Tây Nguyên 0.4 0.7 0.9

5 Đông Nam Bộ 0.8 1.2 1.6

6 Đồng bằng sông Cửu Long 1.1 1.6 2.3

Nguồn: Kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w