Thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 37)

Trong vòng 25 năm qua, Việt Nam cùng với cộng đồng Thế giới đã có những cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại BĐKH toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH vào ngày 11/6/1992 (phê chuẩn vào ngày 16/11/1994) và ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 13/12/1998 (phê chuẩn vào ngày 25/9/2002). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH – chương trình đầu tiên và duy nhất đặt trọng tâm vào BĐKH ở Việt Nam – được phê duyệt năm 2008. Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường lần đầu tiên công bố kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam; kịch bản này đã được cập nhật và công bố vào tháng 3 năm 2012. Chiến lược quốc gia về BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2011. Cùng với nhiều hội thảo, chuyên đề và các bằng chứng khoa học về

BĐKH đã góp phần quan trọng vào việc ứng phó với BĐKH (Nguyễn Trung

Thắng, Nguyễn Lanh, Nguyễn Thị Thu Hà, Lưu Lê Hường. Viện Chiến lược,

Chính sách tài nguyên và môi trường. Bài viết đã được đăng tải trên Tạp chí Môi trường chuyên đề III năm 2015)

Quan điểm của Việt Nam về ứng phó với BĐKH được nêu trong Chiến lược Quốc gia về BĐKH là “Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia.Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm….Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu”(Bộ TN&MT, 2011)

Theo Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012), các giải pháp xây dựng sinh kế hải sản thích ứng với BĐKH đó là:

• Xây dựng hệ thống thông tin về nghề cá.

• Tăng cường quản lý tài nguyên biển dựa vào cộng đồng

• Cải tiến công tác quản lý khai thác hải sản, đặc biệt là các quy định về môi trường.

• Xây dựng bản đồ ngập lụt và vùng chịu thiên tai ở cấp địa phương • Đảm bảo tiếp cận các chương trình tín dụng, các dịch vụ bảo hiểm và tài chính khác cho người dân

• Tăng cường các khoản trợ cấp, đặc biệt khi có thiên tai.

• Tập huấn kỹ năng để giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp.

• Giáo dục, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế.

Xây dựng sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững cho các cộng đồng ven biển trong bối cảnh BĐKH hiện nay và giảm thiểu tác động của nó.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 37)