Đất chưa sử dụng: Có 78,89 ha là diện tích cồn cát nằm xen kẽ giữa

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)

II Đất phi nông nghiệp Ha 162.45 29

c, Đất chưa sử dụng: Có 78,89 ha là diện tích cồn cát nằm xen kẽ giữa

các vùng sản xuất và dân cư, các bãi ven biển.

3.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Khí hậu: Xuân Hải nằm trong vùng có điều kiện thời tiết đặc trưng của khu vực Bắc trung bộ nên mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt mùa nắng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây Nam (gió Lào) từ tháng 4 đến tháng 8 nắng nóng, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau thường có mưa nhiều kèm theo gió bão lớn ảnh hướng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Xã Xuân Hải nằm sát bờ biển Đông nên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển, mang tính khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc điểm chung của khí hậu miền Trung (nhiệt đới ẩm gió mùa) với tiềm năng nhiệt lượng phong phú.

Hằng năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa. Mùa hạ nóng do ảnh hưởng của gió Lào và mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Với đặc điểm địa hình có dãy Trường Sơn án ngữ ở phía Tây mà đặc điểm khí hậu ở đây cũng mang nét riêng. Dãy Trường Sơn là một khối núi đồ sộ ở bán đảo Đông Dương chạy dọc theo biên giới Việt - Lào; vừa là biên giới tự nhiên, vừa là ranh giới khí hậu giữa hai khu vực. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đối lập hoàn toàn với gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió Tây Nam trong mùa hè nên gây ra một số kiểu hình thời tiết bất thường.

Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc hoạt động (từ tháng 11 đến trước tháng 4 năm sau) gặp dãy Trường Sơn có nhiều nhánh đâm ngang ra biển nên các khối không khí có xu hướng đi lên phía sườn núi. Nếu cường độ của các khối không khí này đủ mạnh có thể tràn qua các dãy núi để gây ảnh hưởng đến các khu vực Bình-Trị -Thiên; nhưng đa phần thì bị tích lại và gây nên hiện tượng mưa trước núi. Nên khi bắt đầu có gió mùa Đông Bắc, nhất là thời kỳ đầu mùa (tháng 11 đến trung tuần tháng Giêng) trong khi các khu vực khác trời nhiều mây và có mưa nhẹ thì tại đây thường có mưa nhiều. Đặc biệt, nếu không khí lạnh tràn về đúng vào dịp có bão hoặc áp thấp nhiệt đới được hình thành trên khu vực biển Đông thì thường gây các hiện tượng mưa lớn, dông lốc, sấm sét…

Vào mùa Hè, gió Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) thổi từ Ấn Độ Dương tới, sau khi trải qua vùng lục địa Thái Lan và Lào… làm mất một phần hơi ẩm, qua dãy Trường Sơn đến Việt Nam dưới tác dụng của dòng giáng, khối không khí trở nên khô và nóng. Gió có hướng Tây Nam hoặc Nam Tây Nam; lại được thổi từ Lào sang nên người dân nơi đây thường gọi là gió Lào hay gió Nam Lào. Do chịu sự chi phối của gió Tây Nam khô nóng mà nhiệt độ trong mùa này rất cao, tháng nóng nhất là tháng 7 có khi lên đến trên 39- 400C, gây kiểu hình thời tiết hanh khô, khó chịu; lượng mưa cũng bị gián đoạn.

Nguồn: Số liệu khí tượng Trạm Hà Tĩnh

Hình 3.2: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm giai đoạn 1961-2015

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C; trung bình từ tháng 5 đến tháng 10 là 27,60C với nền nhiệt đạt ngưỡng cao nhất vào tháng 7; tháng 11 đến tháng 4 sang năm là 200C (Hình 3.2).

Lượng mưa chủ yếu từ tháng 5 tháng 10, nhất là khoảng thời gian tháng 9 đến tháng 10. Ở giai đoạn này lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm và là thời gian xảy ra lũ lụt; lượng mưa lớn nhất trong giai đoạn 1961- 2015 ghi nhận được là hơn 3100 mm vào năm 1978. Lượng mưa nhỏ nhất là từ tháng 1 đến tháng 4, chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa bình quân qua các năm không đều. Lượng mưa bình quân qua các năm là khoảng 1561 mm/năm.

Tuy nhiên, với lợi thế phía Đông tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ đã hạn chế phần nào ảnh hưởng của chế độ gió mùa. So với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thì Xuân Hải là địa phương có mùa Đông ấm và ẩm hơn; mùa Hè nóng và hanh khô hơn (ngay cả những tháng khô hạn nhất thì độ ẩm cũng >80%). Biển là một tác nhân có vai trò điều hòa khí hậu khá quan trọng tại địa phương.

Là một xã ven biển gần sông Lam, có hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt xã có Cảng Xuân Hải đóng trên địa bàn rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa đường sông và đường bộ, đây sẽ là lợi thế cho xã phát triển các ngành dịch vụ đi kèm với Cảng và các ngành nghề khác.

Xã có bờ biển dài 2,5 km với vị thế rất thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven biển, trong tương lai lợi thế này cần được quy hoạch khai thác một cách có hiệu quả.

Đặc biệt sau khi được đầu tư của Nhà nước xây dựng tuyến đường Quốc lộ ven biển sẽ mở ra một tiềm năng lớn, đây là cơ hội mới để xã Xuân Hải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển sản xuất giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho nhân dân, trong đó tập trung trên một số lĩnh vực: Thương mại, du lịch, kinh doanh dịch vụ khi tuyến đường được xây dựng hoàn thành, hình thành khu du lịch sinh thái hồ Đồng Bàu tạo thành một khu sinh thái nghỉ ngơi có khả năng thu hút khách bộ hành và các vùng lân cận như Thành phố Vinh, đô thị Xuân An ăn nghỉ tại đây.

Có nguồn lao động dồi dào đặc biệt, giàu kỹ năng trong sản xuất và có trình độ dân trí khá cao sẽ là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3.1.2.1 Hạ tầng kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w