Xu hướng biến đổi nhiệt độ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

II Đất phi nông nghiệp Ha 162.45 29

b. Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề khác

3.2.1. Xu hướng biến đổi nhiệt độ

Xét trong giai đoạn 55 qua tại địa phương, nền nhiệt độ trung bình qua các năm đã tăng với tốc độ tăng là khoảng 0,140C/thập kỷ (p<0,001) so với năm 1960 được thể hiện như trong Hình 4.3. Theo đó, các chỉ tiêu như nhiệt độ tối cao (TTC) và nhiệt độ tối thấp ( TTC) cũng có xu hướng tăng lên. Với mức tăng là 0,230C/thập kỷ thì TTT có tốc độ gia tăng lớn nhất (p<0,001); trong khi TTC chỉ tăng 0,070C/thập kỷ nhưng mức độ tương quan yếu hay không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,1).

Nguồn: Số liệu khí tượng trạm Hà Tĩnh

Hình 3.3 : Xu hướng thay đổi nhiệt độ giai đoạn 1961-2015

Nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng mức tăng giảm tại mỗi năm là khác biệt và có sự biến động lớn giữa các tháng trong năm. GĐ I từ năm 1961-1990 và GĐ II từ năm 1991-2015 để thấy được xu hướng biến đổi.

3.2.2.Xu hướng biến đổi lượng mưa

Tổng lượng mưa qua các năm trong giai đoạn từ 1961-2015 được thể hiện như trong Hình 3.4. Theo đó có thể nhận thấy rằng tổng lượng mưa có xu

hướng tăng nhưng không đáng kể qua các năm và tăng khoảng 1,37 mm/thập kỷ. Giá trị cao nhất ghi nhận được là khoảng 3100 mm vào năm 1978. Đây là khu vực có lượng mưa khá dồi dào, trung bình khoảng 1500 mm/năm.

Nguồn: Số liệu khí tượng trạm Hà Tĩnh

Hình 3.4: Sự biến động tổng lượng mưa trong giai đoạn năm 1961-2015

Xu thế diễn biến thay đổi của lượng mưa trên được đánh giá thông qua sự so sánh số liệu quan trắc về lượng mưa theo các tháng thu nhận được trên địa bàn từ sau năm 1990 đến nay (GĐ II: từ năm 1991 đến năm 2015) với giai đoạn 30 năm trước đó (GĐ I: từ 1961-1990)

Lượng mưa giảm ở hầu hết các tháng trong năm và giảm mạnh vào tháng 10 (giảm khoảng 70 mm so với GĐ I, p>0,1) tuy nhiên ở mức độ tin cậy không cao do sự chênh lệch giữa các năm trong cùng một tháng là quá lớn. Tháng 10 có xu hướng tăng nhanh về nhiệt độ thì lại giảm mạnh về lượng mưa.

Ta có thể thấy răng trong vòng 55 năm qua lượng mưa trung bình qua các năm đạt giá trị cao nhất vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên trong vòng 25 năm trở lại đây lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 9 lại cao hơn 30 năm trước đó nhưng mức tăng là không đáng kể trong khi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau lại giảm.

3.2.3.Xu hướng biến đổi của bão

Bão là một trong những thiên tai làm ảnh hưởng nặng nề và gây thiệt hại to lớn đến cuộc sống và hoạt động đánh bắt hải sản của người dân. Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) ra 5 giai đoạn theo Vmax: 1) Vùng áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được. 2) Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ: tropical depression): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax <34 kt. 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical storm - TS): Vmax 34-47 kt. 4) Bão tố nhiệt đới mạnh (severe TS): Vmax 48-63 kt. 5) Bão (Typhoon): Vmax =>64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).

Ở nước ta, "Quy chế báo bão, lũ" quy định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm 1) ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39- 61km/h), có thể có gió giật (GG); 2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h),GG; 3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), GG; 4) Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (=>118km/h), GG.

Chỉ riêng 55 năm trở lại đây, Hà Tĩnh đã trải qua trên 75 cơn bão, kéo dài từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) đến Lệ Thủy (Quảng Bình), trong số này có tới trên 30 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn

Quốc gia). Trung bình mỗi năm có khoảng từ 1 đến 2 cơn bão ảnh hưởng đến

điểm nghiên cứu. Với xu hướng giảm xuống khoảng 0,7 cơn bão/thập kỷ tuy nhiên với mức độ tin cậy không cao (p>0,1) ta có thể thấy phần nào sự thay đổi (Hình 3.5).

Nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn vùng Bắc TB

Hình 3.5: Tần suất bão đổ bộ vào vùng bờ biển Nghệ An –Hà Tĩnh- Quảng Bình giai đoạn 1961-2015

Xét thời gian xuất hiện của bão ta thấy rằng: các cơn bão có xu hướng xuất hiện sớm hơn. Nếu như trước đây bão thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất vào tháng 9 (chiếm 30%) và tháng 10 (35%) thì từ 1991 đến nay đã có sự thay đổi. Bão xuất hiện sớm hơn và kết thúc muộn hơn: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, bão lớn thường xuất hiện vào tháng 8 hằng năm, các tháng có bão với tần suất lớn nhất vẫn là tháng 9 (37%) và tháng 10 (27%).

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

w