II Đất phi nông nghiệp Ha 162.45 29
b. Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề khác
3.4.1. Năng lực thích ứng của địa phương
Với đặc thù là một xã miền biển, thường xuyên gặp thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan mà Xuân Hải được coi là một trong những vùng trọng điểm để thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH của huyện Nghi Xuân để giảm thiểu tác động của chúng đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân địa phương. Để làm được điều đó đòi hỏi Chính quyền và toàn bộ người dân trong xã có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như BĐKH nói chung.
3.4.1.1. Về nguồn lực xã hội (thông qua các mối quan hệ xã hội và mạng lưới trong cộng đồng):
Đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất giữa những người dân trong cộng đồng với nhau. Khi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra đòi hỏi người dân phải được cộng đồng hỗ trợ hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong việc, tài sản và nhà cửa. Theo đó, chính quyền địa phương đã thực hiện các giải pháp:
- Tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra kế hoạch hành động nhằm ứng phó với BĐKH nhằm chỉ đạo các cấp chính quyền và cộng đồng người dân tích cực chủ động nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH đến cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân. Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền từ huyện đến xã làm công tác phòng, chống thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan được tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- UBND huyện Nghi Xuân chỉ đạo xây dựng chiến lược giảm thiểu và thích ứng với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan; trong đó, thích ứng là ưu tiên. Tuy nhiên cần coi trọng các biện pháp có thể giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Quan trọng và có ý nghĩa hơn hết là phải triển khai ngay một chiến dịch giáo dục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhằm huy
động tất cả mọi cộng đồng dân cư cả huyện thực hiện một cách tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả cho mục tiêu đối phó, giảm thiểu và ứng phó với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, đảm bảo phát triển bền vững.
- Ở cấp xã đã có Ban phòng chống lụt bão gồm đại diện lãnh đạo của ủy ban nhân dân xã, các trưởng thôn, đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, … của xã. Các thành viên của ban này có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giảm sát việc phòng tránh trước khi thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra và giải quyết hậu quả sau đó.
3.4.1.2. Về nguồn lực tài chính:
Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sinh kế ổn định và an toàn trước các tác động của môi trường bên ngoài. Hằng năm, UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Nghi Xuân, UBND xã Xuân Hải chi cho các hoạt động phồng chống thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan nói riêng và BĐKH nói chung về các hoạt động chủ yếu như:
- Đầu tư sửa chữa các công trình bị xuống cấp, hư hỏng như cầu cống, đê kè…
- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình trước mùa bão lũ hằng năm như các tuyến đường giao thông, hệ thống đê điều ven sông,
- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển do Hội chữ thập đỏ tài trợ - Trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị các loại hóa chất, thuốc,.. để phối hợp với UBND xã xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh cho vùng bị lụt bão.
- Tập huấn các kỹ năng tìm kiếm cứ nạn và nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho thành viên của Ban phòng chống lụt bão xã,
- Việc cải thiện cơ sở hạ tầng tại địa phương luôn đóng một vai trò quan trọng. Hiện tại xã đã có gần 2 km cây phi lao biển chắn gió cát vào mùa mưa bão
Các hoạt động sinh kế chính ở vùng ven biển như hoạt động đánh bắt hải sản đều phụ thuộc vào khả năng tiếp cận đối với nguồn tài nguyên thiên thiên, đặc biệt là nguồn nước. Do đó, việc tiếp cận và quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước được địa phương chú trọng và xem như một nhiện vụ thiết yếu đối với sự thích ứng với BĐKH. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đê biển, thủy lợi, thoát nước,… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Những yếu tố này nằm ngoài năng lực kiểm soát của các hộ gia đình nên đòi hỏi sự can thiệp hỗ trợ từ các cấp chính quyền. Cụ thể, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các hành động nhằm ứng phó với BĐKH như sau:
- Quy hoạch khu dân cư, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, công trình hạ tầng giao thông, đảm bảo chống ngập và tiêu thoát lũ…
- Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, tăng cường trồng rừng, triển khai các giải pháp tăng cường dòng chảy vào mùa khô và nước ngầm. - Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ, hạn hán và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Trọng tâm là nâng cao thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, cảnh báo lũ trước 72 giờ.
- Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức người dân về phòng ngừa, thích nghi, giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhất là đối với các xã thường xuyên bị thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, không ngừng nâng cao độ che phủ rừng góp phần giảm nhẹ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nâng cao mức đảm bảo chống lũ cho các hệ thống đê điều, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông.
- Tu bổ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông, mở rộng khẩu độ cầu cống để tiêu úng, thoát lũ, xây dựng cầu vượt để thay thế các tràn xả lũ trên các tuyến đường huyết mạch, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một tuyến đường vượt lũ đến trung tâm xã để phục vụ công tác phòng chống lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn.