Nhận thức người dân về biến đổi khí hậu ở địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 58)

II Đất phi nông nghiệp Ha 162.45 29

b. Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề khác

3.3.2 Nhận thức người dân về biến đổi khí hậu ở địa phương

Để đánh giá nhận thức người dân về biến đổi khí hậu, chúng tôi tiến hành so sánh giữa số liệu khí tượng với ý kiến của người dân về sự thay đổi thiên tai và thời tiết. Trong thực tiễn cuộc sống, sản xuất mà người dân nhận thức được những sự thay đổi của khí hậu để giúp họ chủ động trong quá trình sản xuất và hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực để tìm ra giải pháp ứng phó nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hầu hết người dân cho rằng hiện tại họ đang chịu ảnh hưởng “vừa” của BĐKH; tức là ảnh hưởng đó chưa đến mức nghiêm trọng nên việc thích ứng với BĐKH hậu là hoàn toàn có thể.

3.3.2.1. Xu hướng biến đổi nhiệt độ

Bằng phương pháp phỏng vấn các hộ dân bằng phiếu câu hỏi cho thấy, trong số các hộ dân được hỏi về sự nóng lên của khí hậu trong vòng 25 năm qua thì kết quả thu được như sau: hầu hết người dân cảm nhận được sự thay đổi bất thường của nhiệt độ trong năm cụ thể là có 90% người nhận thấy có sự nóng lên của khí hậu trong những năm gần đây trong khi có 3% cho rằng nhiệt độ không đổi và chỉ có 7% nói rằng họ không biết (Hình 3.6). Các biểu

hiện được đưa ra đó là số lượng và thời gian xuất hiện các đợt nắng nóng và rét đậm, rét hại trên địa bàn.

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.6: Nhận thức người dân về sự ấm lên của khí hậu (n=60)

Với câu hỏi “Ông/Bà có nhận thấy sự thay đổi nhiệt độ bất thường trong những năm gần đây không?” thì kết quả thu nhận được như Hình 3.7 và Hình 3.8.

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.7: Nhận thức người dân về xu hướng thay đổi tần suất xuất hiện nhiệt độ bất thường trong năm (n=60)

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.8: Nhận thức người dân về xu hướng thay đổi thời gian xuất hiện nhiệt độ bất thường trong năm (n=60)

Sự thay đổi của các đợt nắng nóng hay rét đậm, rét hại là biểu hiện rõ của xu hướng thay đổi nhiệt độ. Đây là kiểu hình thiên tai được người dân địa phương cho rằng ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động sản xuất của họ. Người dân nhận định rằng họ thấy số ngày (đợt) nắng nóng tăng lên trong mùa hè (93,3% ý kiến) và các đợt rét đậm rét hại tăng lên vào mùa đông (88,9%). Và có 86,7% ý kiến cho rằng thời gian xuất hiện các đợt nắng nóng là sớm hơn và 91,1% ý kiến nói các đợt rét đậm, rét hại xuất hiện muộn hơn và chỉ 4,4% (tương ứng với 2 hộ) nói rằng họ không biết.

Nhìn chung, có thể kết luận rằng số đông người dân trong xã nhận định nhiệt độ trong khu vực có xu hướng tăng dần, mùa hè đến sớm và kéo dài hơn, số đợt nắng nóng cũng tăng so với trước trong khi mùa đông ngắn hơn, đến muộn và những ngày nhiệt độ xuống thấp nhiều hơn. Có thể thấy rằng những nhận định này giống với nhận xét số liệu quan trắc ghi nhận được hay nhận thức người dân về xu hướng thay đổi nhiệt độ là chính xác.

3.3.2.2. Xu hướng biến đổi lượng mưa

Kết quả thu được khi phỏng vấn câu hỏi “Ông/Bà có nhận thấy sự thay đổi về lượng mưa trong vòng 20/30 năm qua không?” được thể hiện ở hình 4.9. Theo đó, hầu như người dân thấy có sự thay đổi (91,7%), không ai nói không và chỉ có 8,3% (tương đương với 5 hộ) nói rằng họ không biết.

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.9: Nhận thức người dân về sự thay đổi mùa mưa (n=60)

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.10: Nhận thức người dân về sự thay đổi lượng mưa và số ngày mưa to bất thường trong năm (n=60)

Như vậy có thể thấy rằng người dân đã nhận thấy sự thay đổi của lượng mưa. Sự thay đổi ấy được thể hiện trong Hình 3.10. Có tới 88,9% nói rằng

lượng mưa tăng, còn lại nhận định rằng lượng mưa giảm. Đồng thời phần lớn số người được hỏi số ngày mưa to bất thường cũng tăng lên.

Nhìn chung người dân nhận định rằng lượng mưa tăng lên so với giai đoạn trước năm 1990 nhưng sự tăng giảm là khác biệt ở mỗi năm; có năm tăng nhưng lại có năm giảm xuống. Tuy số ngày mưa to bất thường trong năm tăng lên nhưng tình trạng ngập lụt lại ít khi xảy ra tại địa phương. Chung quy lại có thể nhận thấy rằng lượng mưa theo đánh giá của người dân địa phương có xu hướng tăng lên, mùa mưa đến sớm với những ngày mưa lớn bất thường gia tăng. Kết luận này tương đồng với kết quả phân tích số liệu khí tượng ghi nhận được hay nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi nhiệt độ là chính xác.

3.2.3.3 Xu hướng biến đổi của bão

Kết quả phỏng vấn người dân về sự thay đổi của mưa bão trên địa bàn Xã Xuân Hải thu được như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.11: Nhận thức người dân về sự thay đổi mưa bão (n=60)

Theo đó thì phần lớn người dân cho rằng bão xuất hiện sớm hơn là 96% và kết thúc muộn hơn là 93%. Cụ thể, người dân cho biết trước đây mùa mưa bão thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Thế nhưng thời gian gần đây mùa mưa bão thường đến sớm hơn và kéo dài hơn

(từ tháng 6 đến tháng 12). Đa phần người dân cũng nhận định rằng số cơn bão và cường độ bão tăng.

Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2016

Hình 3.12: Nhận thức người dân về sự thay đổi cường độ bão (n=45)

Bão lớn có cường độ mạnh thường xảy ra vào tháng 9, tháng 10 với số lượng từ 1 đến 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng và tổn thất nặng nề cho người dân. Có tới 26,7% số ý kiến cho rằng trong khoảng 25 năm gần đây (từ năm 1990 đến nay) cường độ bão mạnh hơn so với trước đây, 68,9% cho rằng là yếu hơn. Thực tế cho thấy rằng trong các năm 2011, 2012, 2014, 2015 không có cơn bão đổ bộ vào vùng biển này mà chủ yếu là nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nhưng các cơn bão xuất hiện và gây ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam lại có xu hướng mạnh hơn về cường độ. Có lẽ bởi vậy mà gây nên sự chênh lệch của kết quả thu nhận được.

Qua đó cho thấy sự thay đổi thất thường của mùa mưa bão, không tuân theo chu kỳ như trước đây, mùa mưa bão đến sớm hơn, số lượng cơn bão ảnh hưởng đến địa phương có xu hướng giảm về cả số lượng và cường độ. Điều này tương đồng với kết quả phân tích số liệu khí tượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại xã xuân hải, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 58)