Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vừa nêu trên, thiết nghĩ cần có những giải pháp:
- Huy động vốn đầu tư:
Nhu cầu tổng vốn đầu tư cho những năm đầu thế kỷ XXI khoảng 26.000 -27.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2001-2005 là 8.500 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2010 là 19.000 tỷ đồng. Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng tác động trực tiếp tới sản xuất để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và tạo bước phát triển mạnh mẽ cho giai đoạn sau này. Bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có tác động làm nền để huy động vốn đầu tư phát triển các thành
phần kinh tế khác, kể cả vay vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, nước sản xuất, điện, ...) tạo môi trường thuận lợi để thu hút sự đầu tư. Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước và nước ngoài vào các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến hải sản, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ-du lịch, trồng rừng về nguồn vốn: Có chính sách thật tốt để tăng khả nặng tích lũy nội bộ nền kinh tế từ nguồn vốn của dân cư, doanh nghiệp, tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương trên địa bàn tỉnh thông qua tham gia đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vay để đầu tư phát triển. Như vậy, đa dạng hóa các hình thức tạo vốn nhưng phải thực hiện thu đúng, thu đủ, không lạm thu, ưu tiên dành khoản chi ngân sách hợp lý cho đầu tư phát triển (30%), sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng các nguồn huy động, chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng và phúc lợi xã hội cho các xã miền núi, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng ( đường giao thông nông thôn, nhà ở, điện, nước sinh hoạt, trường học, bệnh xá .;.).
- Phát triển nguồn nhân lực:
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ quản lý, lực lượng kỹ thuật và những nhà doanh nghiệp giỏi để xây dựng bộ máy quản lý đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đặc biệt coi trọng việc đào tạo lực lượng lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật, trước hết cần tập trung đào tạo, huân luyện cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyên ngư, các nhà sản xuất giỏi để phát huy hiệu quả và thế mạnh của tỉnh Bình Thuận về nông nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ-du lịch, song song phải có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề và khuyến khích phát triển dịch vụ khoa hộc công nghệ, tư vấn quản lý và đầu tư.
- Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính:
Thúc đẩy nhanh chóng quá trình thực hiện cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính từ cơ sở địa phương đến tỉnh vừa đảm bảo tuân thủ luật pháp, vừa tránh được tình trạng ùn tắc, gây phiền hà cho các tổ chức và nhân dân. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách đã ban hành đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng.
- Khoa học - Công nghệ và Môi trường:
Ngoài mức vốn đầu tư cho Khoa học-Công nghệ từ các nguồn, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất. Thực hiện xây dựng chương trình giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng ở địa phương như lúa, điều, bông, tiêu, thanh long, nho, bò, heo, nuôi trồng thuỷ sản ....
Sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu thuyền, phát triển kỹ thuật đánh bắt hải sản xa bờ; đổi mới và hiện đại hóa công nghệ chế biến hông sản thực phẩm, chế biến thuỷ sản, sản xuất nước mắm truyền thống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng khả năng cạnh tranh các mặt hàng của Bình Thuận trên thị trường trong nước và quốc tế, cần chú khâu bảo quản sản phẩm; phát triển rộng rãi công nghệ thông tin, tin học trong công tác quản lý hành chính và hoạt động kỉnh doanh; công tác tuyên truyền cho nhân dân ý thức bảo vệ môi trường gắn liền với công tác phổ cập giáo dục. Thiết nghĩ, làm tốt những công việc trên kinh tế Bình
Thuận sẽ có bước chuyển biến rõ rệt.