Đánh giá bước đầu những thành quả của thời kỳ 1991-

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 132 - 135)

Nhìn lại trong hơn l0 năm qua, trên lĩnh vực kinh tế đã có nhiều chuyển biến. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bình Thuận nhìn chung phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi. Năm đầu tái lập tỉnh, Bình Thuận coi nông nghiệp là mặt trận kinh tế hàng đầu nên đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác thuỷ lợi hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng những thành tựu mới của khoa học-kỹ thuật vào trong nông nghiệp thực sự đã tạo sự chuyển biến từ độc canh cây lương thực là chủ yếu sang trồng một sô" loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày được từng bước thử nghiệm và xác định thế đứng trên một số vùng lãnh thổ của tỉnh, dần dần hình thành những vùng sản xuất tập trung các loại cây như : tiêu, cà phê, cao su, dâu tằm, thuốc lá, bông phát triển kinh tế vườn (thanh long, nhãn), tạo được nguồn hàng phong phú đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và cho cả xuất khẩu. Đặc biệt đã có trên 50 giống lúa mới cho năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh đưa vào sản xuất, góp phần vào việc nâng cao giá trị, xuất khẩu. Cơ giới hoá nông nghiệp được đẩy mạnh, trước năm 1992 chỉ có một vài nơi làm đất bằng máy thì đến năm 2001 đã cơ bản cơ giới hoá khâu làm đất và thu hoạch bằng máy. Các công trình thuỷ lợi như hồ Sông Quào, hồ Cà Giây ... phát huy tốt hiệu quả. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo mô hình kinh tế trang trại.

Trồng trọt phát triển không những cung cấp lương thực cho người dân trong tỉnh và xuất khẩu mà còn dành một phần cho chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển toàn diện ngành nông nghiệp. Trong chăn nuôi, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại được chú ý đầu tư, luôn áp dụng những tiến bộ khoa học để nâng cao sản lượng các giống gia súc, gia cầm có chất lượng tốt và đàn gia súc, gia cầm ngày một tăng dần. Chăn nuôi phát triển đã góp phần cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ, giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng và đảm bảo một phần nhu cầu về chất cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế Bình Thuận phát triển.

công tác trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng và dịch vụ lâm nghiệp-du lịch. Trong hơn 10 năm qua, ngành lâm nghiệp đã cung cấp một khối lượng gỗ cùng các lâm sản khác cho việc xây dựng cơ bản, cung cấp nguyên liệu cho ngành đóng tàu phục vụ cho việc đánh bắt hải sản, cung cấp nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp làm ra các mặt hàng xuất khẩu và cung cấp nguồn dược liệu. Công tác bảo vệ, quản lý tài nguyên rừng được quan tâm hơn thông qua gắn việc giao khoán bảo vệ rừng với công tác định canh, định cư, cho vay vốn, hỗ trợ vật tư kỹ thuật cho đồng bào phát triển sản xuất đã góp phần hạn chế việc phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép.

Năng lực khai thác hải sản tăng nhanh, chủ yếu là thuyền có công suất lớn với trang bị hiện đại nhằm khai thác hải sản có hiệu quả. Nghề nuôi trồng thuỷ sản được khuyến khích phát triển và mở rộng, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản nên năng suất, sản lượng đạt cao. Hoạt động sản xuất thủy, hải sản phát triển đặ đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, sản xuất ra những sản phẩm từ nguồn nguyên liệu địa phương không những phục vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân mà còn cung ứng những mặt hàng xuất khẩu, góp phần tăng tích lũy nội bộ kinh tế tỉnh nhà.

Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, được sự chỉ đạo, giúp đỡ to lớn của Trung ương và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, ngành đã đầu tư xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp và từng bước đầu tư, đổi mới thiết bị, các quy trình chế biến, nang cao chất lượng sản phẩm ở một số cơ sở xí nghiệp như .: nước suối, hải sản đông lạnh, dược phẩm, chế biến hạt điều, nước mắm Phan Thiết, may mặc xuất khẩu, khai'thác và chế biến đá xây dựng. Đặc biệt trong những năm 1996- 2001, được sự hỗ trợ tích cực cửa Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường tỉnh, ngành đã đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất hiện đại, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, cải tiến mẫu mã ở các cơ sở sản xuất trên nên thực sự kinh doanh có hiệu quả.

Sự nghiệp giáo dục-đào tạo có những tiến bộ vượt bậc: hầu hết các xã, phường có 1 đến 2 trường tiểu học; Các huyện, thành phố có từ 2 đến 3 trường phổ thông trung học. Các cấp học đều tăng về số lớp và số học sinh, tập trung tăng cao nhất là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giáo dục vùng cao, vùng sâu có những

chuyển biến mạnh mẽ, từ chỗ vận động con em ra lớp hết sức khó khăn, có tình trạng "khai giảng song không có bế giảng" vào những năm đầu tái lập tỉnh, đến năm học 2000-2001 hầu hết các xã miền núi đều có trường tiểu học, một số xã đã có trường trung học cơ sở, nhưng quan trọng là số học sinh luôn được duy trì ổn định và phát triển.

Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, đa dạng hoa các hình thức tổ chức giáo dục : bán công và dân lập, nâng cấp Trường Trung học Sư phạm thành Cao đẳng Sư phạm, mở. rộng quy mô các trung tâm hướng nghiệp-dạy nghề là việc nâng cấp chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong những năm qua bằng nhiều hình thức đào tạo chính quy, đào tạo lại đã từng bước đảm bảo được yêu cầu giáo viên đứng lớp cho các cấp, ngành học địa phương. Đạt được kết quả này là do có sự giúp đỡ của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Huế. Một kết quả nữa ngành giáo dục đạt được là đã hoàn thành việc tách cấp 1 ra khỏi cấp 2, từng bước đưa cấp 2 ra khỏi các trường trung học phổ thông và giao cho phòng giáo dục-đào tạo huyện, thành phố quản lý. Đồng thời, việc thực hiện chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ có hiệu quả và nhờ phong trào " Toàn dân đưa trẻ em đến trường" được vận động sâu rộng trong nhân dân, nên năm 1999 tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Nhìn chung lại, sự nghiệp giáo dục-đào tạo đã có bước chuyển biến tiến bộ nhưng chỉ là bước đầu trong công cuộc đổi mới của tỉnh nhà để đi đến hòa cùng với sự phát triển chung của đất ụước. Tiếp tục thực hiện mở rộng, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo. Trước mắt phải thu hút đại bộ phận trẻ em trong độ tuổi đến trường; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007 như Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, đáp ứng yêu cầu gông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đến năm 2001, đội ngũ cán bộ y tế tăng dần về số lượng và nâng cao về chất lượng đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ, nhưng tiến bộ nhất là toàn bộ các xã vùng cao đã có cán bộ y tế sản nhi và tỷ lệ phát triển dân sô" tự nhiên đã giảm khá nhanh từ 2,88% năm 1992 xuống còn 1,66% vào năm 2001. Những kết quả đạt được và tiến bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã

cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và quyết tâm của Đảng bộ vạ nhân dân Bình Thuận. Cũng như sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, nhân viên ngành y tế và Uy ban dân số-gia đình và trẻ em.

Mười năm quá, tính từ khi thành lập tỉnh đến năm 2001, hoạt động của ngành văn hổa-thông tin đã không ngừng được củng cố và phát triển về tổ chức cán bộ và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, đạt được những thành tựu có ý nghĩa trên lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nét mới và nổi bật nhất là qua phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở" được triển khai từ tháng 10/1995 đến năm 2001 đã tỏa rộng khắp các huyện, thành phố. Kết quả đưa lại từ cuộc vận động xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư đã làm cho bộ mặt nông thôn và thành thị có nhiều chuyển biến rõ nét thông qua các phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã khơi dậy và thắt chặt khối đoàn kết tình làng nghĩa xóm, đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, không những giữ vững an ninh-trật tự ở địa bàn dân cư mà còn củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Đặc biệt chương trình xóa đói giảm nghèo được thực hiện với tiến độ nhanh làm cho bộ mặt xã hội nông thôn thay đổi cơ bản. Số hộ đói nghèo giảm từ 25,6% (1995) xuống còn 9,7% năm 2000, đến năm 2001 chỉ còn 4.500 hộ, tương ứng 2% tổng số hộ trong toàn tỉnh.

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận tuy còn có hạn chế, nhưng những thành quả đạt được sẽ là động lực quan trọng cho toàn Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận vươn lên phát triển kinh tế tỉnh nhà, hòa cùng với các địa phương khác trong cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 132 - 135)