Tình hình kinh tế-xã hội Bình Thuận giai đoạn 1975-1991.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 26 - 62)

1.3.1. Bối cảnh tình hình của Bình Thuận từ sau ngày miền Nam hoàn toàn

giải Phóng

Chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, về tổ chức hành chính có sự thay đổi. Tháng 11/1975, các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập lại thành tỉnh Thuận Lâm. Riêng tỉnh Bình Tuy thuộc tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Thuận Lâm tồn tại một thời gian ngắn, đến tháng 3/1976, Trung ương quyết định tách tỉnh Thuận Lâm thành hai tỉnh mới là Lâm Đồng và Thuận Hải. Tỉnh Thuận Hải bao gồm 3 tỉnh cũ đó là: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy, gồm các đơn vị hành chính như sau: 1 thị xã Phan Thiết và 6 huyện là An Sơn, Ninh Hải, Bắc Bình, Hàm Thuận, Hàm Tân và Phú Quý trực thuộc tỉnh (ngày 15/12/1977 thì thành lập huyện Phú Quý).

Ngày 26/4/1983, Hội đồng Bộ trưởng quyết định phân định lại các đơn vị hành chính của tỉnh Thuận Hải như sau: ở phía Bắc tỉnh có thị xã Phan Rang-Tháp Chàm và các huyện Ninh Hải, Ninh Sơn và Ninh Phước; Ở phía Nam tỉnh có thị xã Phan Thiết và các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.

Sau giải phóng, nhiều nhà cửa, làng mạc, cơ sở sản xuất bị tàn phá, nhân vật lực bị cạn kiệt. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng ruộng vườn lại bỏ hoang nhiều. Bom đạn của địch trút xuống đã huy hoại nguồn tài nguyên rừng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật của toàn bộ các ngành kinh tế trong tỉnh quá nhỏ bé, lạc hậu cũ kỹ, hơn nữa một số phần tử cơ hội lợi dụng lúc chiến

tranh sắp kết thúc đã tháo gỡ những trang thiết bị máy móc cần thiết, có thể nói hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp bị đình trệ và nếu có chăng thì năng suất, chất lượng thấp kém. ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng kháng chiến điều kiện không thuận lợi và do lượng mưa quá ít nên dân cư thường xuyên bị đói Vệ sinh môi trường không tốt nên dịch bệnh thường xảy ra, nhất là bệnh sốt rết. Nhìn chung, đời sông của người dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp trong khi đó bom đạn còn vương vãi nhiều nơi trong tỉnh và kẻ thù vẫn rắp tâm đánh phá cách mạng làm cho tình hình an ninh, trật tự xã hội trở nên phức tạp.

Trước thực trạng của tỉnh nhà lúc bấy giờ, Đảng bộ và nhân dân Thuận Hải vừa khẩn trương xây dựng và củng cố nền chuyên chính vô sản, vừa tập trung sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành từng bước công cuộc xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa.

1.3.2. Tình hình kinh tế Bình Thuận: 1975-1991.

Trong hoàn cảnh chiến tranh vừa kết thúc, có rặt nhiều khó khăn phức tạp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Tỉnh, nhân dân Thuận Hải đã chủ động khắc phục những khó khăn và đã đạt được những thành quả đáng kể trên lĩnh vực kinh tế.

- Nông nghiệp :

Năm 1976, về sản xuất nông nghiệp, nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương đã tích cực cùng nhân dân giải quyết vân đề thuỷ lợi, vừa chông hạn vừa mở rộng diện tích gieo trồng, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, vận động quần chúng làm phân hữu cơ, áp dụng giống mới vào gieo trồng nhất là đã phát động được phong trào quần chúng thi đua sản xuất giỏi. Nhờ thế, toàn tỉnh đã gieo trồng được 170.262 ha, sản lượng lương thực kể cả màu quy ra thóc thu được 219.000 tấn. [44,1].

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ IV (03/1977) đã định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoa năm 1977: " Tập trung mọi sức lực để tạo ra một bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong nông nghiệp cả về trồng trọt và chăn nuôi, đẩy mạnh nghề biển, làm tốt nghề rừng, đi liền với phát triển công nghiệp nhẹ và cọng nghiệp thực phẩm nhằm phát huy ưu thế của địa phương một cách có hiệu quả nhất để thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế, văn hoa trong tỉnh ." [48, 25]. Các cấp uy, các

ngành đã có những chỉ đạo kịp thời trong lĩnh vực kinh tế, nhất là trên mặt trận sản xuất nông nghiệp.

Cả năm 1977 thời tiết khắc nghiệt, mưa chậm nhưng dứt sớm, hạn hán kéo dài làm cho hàng vạn ha lúa, màu bị mất trắng, có nơi phải phá đi làm lại nhiều lần. Cùng với phong trào vận động quần chúng tham gia làm thuỷ lợi nhỏ chông hạn, Tỉnh uy đã chỉ đạo các cấp, ngành chú ý phục vụ nông nghiệp. Nhờ sự tập trung chỉ đạo của cấp uy và sự nộ lực của quần chúng nên đã đạt được: " Sản lượng lương thực đáng lẽ vượt năm 1976 hơn 3 vạn tấn nhưng bị hạn nặng nên ước đạt 220.000 tấn" [45,1]. Bên cạnh đó, các trại chăn nuôi heo, bò, xưởng cơ khí, trạm khai hoang cơ giới, chế biến thức ăn gia súc được xây dựng và đi vào sản xuất.

Năm 1978, thời tiết cũng không thuận lợi cho thời vụ gieo trồng, " đầu năm bị hạn, giữa năm bị sâu rầy trên 19.000 ha lúa hè thu và lúa mùa, trong đó bị mất trắng 1023 ha; cuối năm bị ngập lụt gần 8.000 ha, trong đó mất trắng 4.000 ha lúa và màu." [65,1]. Tuy vậy, chỉ đạo đã có nhiều cố gắng tập trung đẩy mạnh sản xuất lương thực theo từng thời vụ, trên từng vùng nên kết quả đạt khả quan hơn so với năm 1977, tổng sản lượng lương thực quy thóc ước đạt 250.000 tấn, tăng 13,63% sơ với năm 1977. Nhờ có chính sách phát triển toàn diện trong nông nghiệp cả về trồng trọt và chăn nuôi, nên số lượng đàn gia súc được nhiều đáng kể, tổng đàn trâu có 14.307 con, đàn bò 65.560 con và đàn heo có 80.000 con.

Cũng giống như hai năm 1977 và 1978, thời tiết vào năm 1979 vẫn gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, lũ lụt nặng, nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng và làm mất trắng hơn 7.300 ha lúa, 2.480 ha màu, năng suất cây trồng giảm. Nhưng nhờ đưa các biện pháp kỹ thuật mới vào gieo trồng, chăn nuôi và áp dụng một số chính sách mới, nhất là thay đổi cơ cấu cây trồng và giống lúa mới. Đặc biệt một số nơi tăng được nguồn phân hữu cơ, tăng diện tích nước tưới kết hợp với phong trào làm thủy lợi nhỏ nên có chuyển biến khá, sản lương lương thực đạt 251.000 tân, so với năm 1978 tăng 0,4% [66,1]. về chăn nuôi, đàn trâu hiện có 16.366 con, đàn bò: 82.238 con và đàn heo: 78.909 con. So với năm trước thì đàn trâu tăng 14,39%, đàn bò tăng 25,44%, heo giảm 1,36%.

Từ đầu năm 1980, công tác củng cố hợp tác xã và tập đoàn sản xuất được chứ trọng. Các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp; mặt khác, thời tiết có nhiều thuận lợi, nhờ áp dụng giống mới, làm kịp thời vụ, bón phân đầy đủ kết hợp với phong trào làm thuỷ lợi đều khắp các vùng nên đây là một năm sản xuất được mùa. Sản lượng lương thực đạt 264.000 tấn, so với năm 1979 tăng 1,3 vạn tấn [67,1]. Đời sông nhân dân được ổn định, sản lượng thu được trong năm đã tự giải quyết được lương thực tại chỗ và có dự trữ. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp chưa toàn diện, chăn nuôi phát triển chậm, đàn heo hiện có 98.087 con, đàn bò: 68.316 con so với năm 1979 giảm 13.922 con và đàn trâu tăng 179 eon so với năm 1979. Nguyên nhân số lượng bò giảm đáng kể do tình hình giết thịt bừa bãi, buôn lậu bò khá nhiều ở Ninh Hải, Bắc Bình, Hàm Thuận, gây hậu quả sức kéo ở một số vùng thiếu nghiêm trọng nhất là Đức Linh và Hàm Tân.

Bước sang năm 1981, tốc độ gieo trồng các loại cây đều chậm vì hạn hán kéo dài, gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Trước tình hình trên, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp huyện, thị kịp thời chuyển hướng cây trồng cho phù hợp để đảm bảo cân đối lương thực trong địa phương. Do tình hình trên tổng sản lượng lượng thực cả hai vụ sẽ bị giảm đáng kể. về chăn nuôi, công tác tiêm ngừa phòng dịch được triển khai sớm và có chú ý các vùng trọng điểm nên duy trì được về số lượng. Tổng đàn bò cổ 69.758 con, đàn heo 111.589 con và đàn trâu 18.399 con.

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 1982 trong tình hình có nhiều mặt mất cân đối lớn, đặc biệt thời tiết hết sức khó khăn: lụt lớn chưa từng có vào tháng 3 ở Hàm Thuận và tháng 9 ở Đức Linh; hạn dái suốt từ đầu đến cuối mùa mửa đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, ngư và công nghiệp. Tuy nhiên, toàn Đảng bộ và nhân dân quyết tâm, nỗ lực vươn lên thực hiện nhiệm vụ và đã có những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp. Bằng biện pháp mở rộng mạng lưới thuỷ lợi nhỏ, chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, thực hiện khoán sản phẩm nên sản lượng lương thực năm 1982 đạt 246.000 tấn [70,1]. Đàn gia súc tiếp tục phát triển, đàn trâu có 21.858 con, đàn bò 76.859 con và đàn heo có tăng nhưng không đáng kể. Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành nông nghiệp phải có biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp khi gặp thời tiết khó khăn.

Sản xuất nông nghiệp 2 năm liền gặp thời tiết hết sức khắc nghiệt. Riêng năm 1983 đặc biệt khó khăn, nắng hạn kéo dài suốt 10 tháng liền, ngay cả vùng lúa chủ động nước ở phía Bắc tỉnh cũng bị khô hạn; tiếp theo là cơn bão số 9 tàn phá ở một số nơi, tình hình trên chắc chắn sẽ làm giảm diện tích gieo trồng cây lương thực. Với quyết tâm bảo đảm những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thuận Hải lần thứ VI (3/1983) đề ra cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời tận dụng mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh gieo trồng thâm canh tăng năng suất. Nhờ cố gắng đó, "sản lượng lương thực năm 1983 đạt mức xấp xỉ năm 1982 là 245.000 tấn. số hợp tác xã đạt 8-10 tấn/ năm nhiều hơn năm trước, mở ra nhiều triển vọng trong phong trào thâm canh tăng năng suất lúa và xây dựng vùng lúa cao sản của tỉnh" [71,1]. Một sô cây công nghiệp đang phát triển trồng trên quy mô lớn như điều, năm 1983 đã trồng 8.600 ha. Trong chăn nuôi có chiều hướng phát triển khá, đàn bò tăng bình quân 13,7%, đàn trâu 11,4% so với năm 1982.

Năm 1984, tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp, mưa không đều, nắng hạn giữa vụ kéo dài suốt tháng 7, gây khó khăn lớn cho sản xuất vụ hè thu và vụ mùa. Tháng 8, mưa lớn gây ngập lụt ở Đức Linh, Tánh Linh. Song thành tích nổi bật trong nông nghiệp là sản lượng đạt 270.550 tấn, tăng 25.550 tấn so năm 1983 [72,1]. Trong năm 1984 không những đã trang trải được nhu cầu lương thực trong tỉnh, mà còn đóng góp cho Trung ương 7.600 tấn quy gạo. Những nhân tố quyết định thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất lương thực là trong kỹ thuật canh tác có một số mặt tiến bộ, đặc biệt là việc gieo vùi chờ mưa, kết hợp với việc sử dụng giống mới ngắn ngày đi đôi với thâm canh đã làm tăng năng suất. Đã đưa đến hiệu quả thiết thực và trở thành kinh nghiệm thực tiễn có giá trị lớn đối với những vùng khô hạn, đặc biệt chính sách đầu tư hợp lý cho công tác thuỷ lợi nhỏ đã mang lại kết quả nhanh. Trong chăn nuôi, đàn gia súc tiếp tục tăng, đàn bò tăng 11%, đàn trâu tăng 9% so với năm 1983 .

Thời tiết bất thường vào năm 1985, mùa mưa đến sớm nhưng giữa năm lại gặp nắng hạn kéo dài ở các huyện phía Bắc tỉnh đã làm mất trắng 1.000 ha lúa hè thu và 1.300 ha lúa mùa. Nhưng nhờ tích cực chống hạn, đẩy mạnh thâm canh cho cây lúa, gieo cấy rộng rãi giống lúa mới, bón thêm phân hữu cơ và phân hoa học nến năng suất lúa khá đồng đều ở tất cả các vùng trong tỉnh. Dự kiến sản lượng lương thực cả năm

chỉ đạt 29 vạn tấn/ kế hoạch 32 vạn tấn [73,1]. Năm 1985, đàn trâu có 25.610 con, đàn bò: 109.756 con và đàn heo: 108.313 con.

Năm 1986, thời tiết diễn biến bất thường gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp. Đầu vụ hè thu, nắng hạn gay gắt ở phía Bắc tỉnh làm cho hàng ngàn héc ta không có nước để gieo cấy. Ngược lại, ở phía Nam tỉnh mưa dồn dập từ đầu vụ làm cho vùng lúa trọng điểm các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc bị ngập úng... Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã tập trung sức chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, coi đây là nhiệm vụ cơ bản nhất để ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, sản lượng lương thực đạt 300.000 tấn, tăng 10.000 tấn so năm 1985, vượt kế hoạch Trung ương giao 10.000 tấn, đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu lương thực tại địa phương, khắc phục được tình trạng giáp hạt và có dành một phần cho xuất khẩu [74,2]. Về chăn nuôi tiếp tục phát triển khá, đàn trâu tăng 466 con, đàn bò tăng 8.502 con, riêng đàn heo giảm 16.230 con so với năm 1985.

Kiểm điểm lại tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI (3/1983). Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VII (10/1986) nhận định: "Trước hết, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp đã kiên trì chỉ đạo đi vào thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống lúa, đưa năng suất lua tăng khá nhanh, trên địa bàn rộng, nhờ vậy sản lượng lương thực tăng khá (3,52% bình quân nậm so với 3,1% của thời kỳ 1976-1980)...

Ngành thuỷ sản đã ngăn chặn đà sụt giảm về năng lực đánh bắt, tàu thuyền, công cụ đánh bắt nhiều năm bị hư hỏng đã được đổi mới nhiều, mỗi năm tăng thêm 1.000 cv.

Về lâm nghiệp mấy năm gần đây có tiến bộ bước đầu về trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, tổ chức trại thực nghiệm trồng cây vùng khô hạn.

Mấy năm qua ngành công nghiệp có cố gắng đầu tư chiều sâu, hoàn chỉnh và đồng bộ các thiết bị để nâng cao công suất các xí nghiệp hiện có (muối, đường, giấy, ...) xây dựng thêm một số cơ sở mới (dệt, xà phòng ...) nhờ vậy giá trị sản lượng tăng lên." [47, 5-6].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương vừa ra sức củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi, vừa chỉ đạo gieo trồng kịp thời vụ, tích cực lo vật tư cho sản xuất cùng với công tác chống úng, chống hạn và tăng cường khả năng phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Nhờ đó " Dự kiến tổng sản lượng lương thực năm nay có khả năng đạt 292.000 tấn, giảm 8.000 tấn so với năm 1986, nhưng với tình hình khó khăn về thời tiết thì đây là sự nỗ lực lớn" [75,1]. Về chăn nuôi tiếp tục phát triển khá, đàn trâu hiện có 27.748 con, đàn bò: 129.646 con và đàn heo: 104.797 con [75,2].

Năm 1988, toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, hạn nặng kéo dài trong 9 tháng đầu năm, tiếp đó cơn bão số lo đã gây thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên, nhờ áp dụng rộng rãi khoán mới đã có tác dụng tích cực trong sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận nông dân phấn khởi sản xuất, tìm mọi biện pháp để tăng năng suất cây ữồng trong điều kiện thiên tai dồn dập. " sản lượng lương thực ước đạt 282.000 tấn, giảm 10.000 tấn so với năm 1987" [76,1]. Đàn trâu, bò tiếp tục tăng, riêng đàn heo giảm 7.953 con so với năm 1987.

Năm 1989, thời tiết thuận lợi, sản xuất nông nghiệp được mùa liên tiếp cả 3 vụ lúa. Sản lượng tăng hơn năm 1988 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. " Sản lượng

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 26 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)