Những hạn chế của thời kỳ 1991-2001.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 135 - 137)

Tuy bộ mặt xã hội ở đô thị và nhiều vùng nông thôn khởi sắc, đời sống các tầng lớp nhân dân từng bước được nâng lên, hệ thông kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội: giao thông, điện, cấp thoát nước, mạng lưới y tế, sự nghiệp giáo dục và văn hóa bước đầu được quan tâm, cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế của xã hội như cảng cá, bến cá, dịch vụ hậu cần nghề cá; hệ thông giao thông đi vào các vùng kinh tế hàng hóa đầu tư kéo dài; kết câu hạ tầng xã hội ỏ nông thôn như

trường học, nước sạch và các cồng trình văn hóa; thiếu các cán bộ ý tế chuyên khoa giỏi. Những yếu tố này đã hạn chế việc khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút các nguồn lực đầu tư bên ngoài.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, trình độ công nghệ lạc hậu, sản phẩm có kỹ thuật công nghệ cao còn quá ít, sức cạnh tranh yếu nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực trong những năm đến.

Dân số còn tăng nhanh (tỷ lệ tăng dân số vẫn còn ở mức cao so với cả nước: Bình Thuận 1,66%, cả nước 1,4%), lao động chưa có việc làm còn nhiều, lực lường lao động có kỹ thuật hoặc được thông qua đào tạo nghề còn thấp. Theo tài liệu của Ủy ban Nhân dân, tỉnh Bình Thuận cho biết: " số lao động chưa có việc làm hoàn toàn còn 32.000 người chiếm gần 6% lực lượng lao động, số lao động nông nhàn ở nông thôn còn lớn; chất lượng nguồn lao động chủ yếu là lao động cơ bắp, số lao động qua đào tạo chí đạt 7,78%, trong đó lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 5%" [129,51], tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh. Mức sông của người dân ở ranh giới đói nghèo còn lớn, nhất là đời sông một bộ phận đồng bào vùng dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến còn gặp nhiều khó khăn, nếu. có biến động về thiên tai thì chắc chắn sẽ tác động lớn về vân đề xã hội.

Môi trường tự nhiên va sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng, nhất là nguồn tài nguyên rừng và biển.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và sự đoàn kết trong các tổ chức Đảng còn hạn chế. Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Văn An, Uỷ viên Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ X đã chỉ rõ : "Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức Đảng và cấp ủy còn yếu, kể cả ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Biểu hiện cụ thể là sự hẫng hụt về đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Phương thức lãnh đạo ở nhiều cấp uy và tể chức cơ sở Đảng chậm được đổi mới; có lúc, có nơi nội bộ cáp uy, chủ yếu là giữa các đồng chí lãnh đạo chủ chót chưa thật sự đoàn kết, thống nhất ... . Đoàn kết và kỷ cương là 2 vấn đề rất bức xúc đối với Bình Thuận" [13,17-18].

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 135 - 137)