Tình hình kinh tế Bình Thuận từ 1991 đến 2001.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 66 - 102)

2.1.Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận sau khi tách tỉnh.

2.2. Tình hình kinh tế Bình Thuận từ 1991 đến 2001.

2.2.1. Thời kỳ: 1991-1996 .

Đứng trước thực trạng xã hội như trên, Tỉnh ủy tiến hành khẩn trương ổn định một bước tổ chức bộ máy, đẩy mạnh việc chỉ đạo công tác bầu cử Quốc hội bổ sung nhân sự vào Hội đồng Nhân dân Tỉnh song song với việc ổn định từng bước tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Bước vào năm 1992 với tinh thần phấn đấu mới, tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã thu được trong những năm đổi mới vừa qua. Đảng bộ cùng nhân dân các dân tộc Bình Thuận chủ động khắc phục những khó khăn, vươn lên đạt được những thành quả trong các lĩnh vực kinh tế.

- Nông nghiệp :

Trong sản xuất nông nghiệp, vụ đông xuân 1991-1992 thời tiết thuận lợi, nhưng vụ hè thu gặp nhiều khó khăn hơn: mưa muộn nhưng không đều, lượng mưa ít nên tiến độ gieo cấy chậm mặc dù nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất tương đối dồi dào và phong phú trên thị trường, giá cả tương đối ổn định đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. "Ước tính sản lượng lương thực quy thóc (năm 1992) đạt 210.484 tấn, trong đó thóc: 173.396 tấn; màu quy thóc: 37.088 tấn" [94,15]. Thời tiết gây khó khăn cho việc trồng trọt nhưng chăn nuôi có chiều hướng phạt triển, tính đến cuối năm 1992, tổng đàn gia súc có 210.314 con, trong đó trâu: 19.364 con; bò: 76.270 con và heo có 114.680 con.

Sau hơn một năm kể từ khi Quốc hội có quyết định chia tỉnh Thuận Hải, Đại hội đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ tĩnh Bình Thuận trọng thể khai mạc vào ngày 29/12/1992. Đây là Bại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đại hội đầu tiên của tỉnh mới chia. Đại hội đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đã đánh giá đúng

thực trạng tình hình, thấy rõ thuận lợi và khó khăn, khẳng định một số chuyển biến tích cực trong việc thực hiện những nhiệm vụ của nhiệm kỳ trước, đồng thời Đại hội xác định nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu trong 4 năm đến (1992-1995): " ổn định và phát triển sản xuất, tạo thêm những việc làm, cải thiện một bước đời sông nhân dân.

Phấn đấu tăng bình quân hàng năm :

Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân 6-7%, giá trị sản lượng nông nghiệp 4-5%, công nghiệp 8-9%, kim ngạch xuất khẩu 18 triệu đô la. Sản lượng lương thực 250.000 tấn. Thu hút 60% số lao động thiếu việc làm.

Xây dựng cơ cấu kinh tế nông-ngư-lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, coi trọng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, trong đó nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, thủy sản là ngành mũi nhọn, tích cực đưa công nghiệp chế biến phát triển nhanh ..." [11, 57-58].

" Hoàn thành việc đăng ký và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy lợi thế kinh tế thủy sản, nông lâm sản, khoáng sản dồi dào của địa phương" [11,61].

Năm 1993, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, các cấp, ngành và nhân dân trong tỉnh ra sức phát huy kết quả đạt được của năm 1992, phấn đấu khắc phục những khó khăn, tiếp tục thực hiện có kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh đề ra.

Trong nông nghiệp, thời tiết vẫn không thuận lợi nhất là vụ hè thu nắng nóng kéo dài, lũ lụt gây thiệt hại; giá nông sản tháp nhưng nhờ chính sách đổi mới kinh tế trong nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy tác dụng, vại trò kinh tế hộ gia đình ngày càng được khẳng định; các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất đáp ứng kịp thời yêu cầứ sản xuất; công tác bảo vệ thực vật và khuyến nồng được chú ý đúng mức, nên sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước tiến mới. " Sản lượng lương thực đạt hơn 233.000 tấn, tăng 10,7% so với năm 1992, lần đầu tiên vượt kế hoạch và đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay." [50,1]. Đáng chú ý, giống bắp lai trồng thử nghiệm trên một số huyện phía Nam cho năng suất tăng gấp 3 lần giống bắp địa phương, tạo

tiền đề để phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Một số cây công nghiệp dài ngày tiếp tục phát triển như cây cao su trồng mới thêm 270 héc-ta, điều trồng thêm hơn 1.200 héc-ta.

Chăn nuôi gia súc nhìn chung có phát triển, đàn trâu tăng 3%, đàn bò tăng 9% (tổng đàn gia súc: 232.596 con). Riêng đàn heo tuy có phát triển nhưng không ổn định vì giá thịt và giá thức ăn cho gia súc không phù hợp, người chăn nuôi không có lãi, ở một số nơi đã có phong trào chăn nuôi dê, nuôi cá nước ngọt nhưng công tác chọn giống và kiểm dịch còn lỏng lẻo, tiêm phòng gia súc đạt tỷ lệ thấp, phải cần chú ý hơn nữa để phát triển mạnh việc chăn nuôi.

Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 1994 không kém gì năm 1993: lũ lụt, nắng hạn, giá nhiều loại nông sản thấp và không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy và chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp có bước chuyển biến đáng kể, nhiều địa phương đã chỉ đạo kịp thời chuyển đổi cơ câu cây trồng, vật nuôi, áp dụng giống mới có kết quả nên "Sản lượng lương thực đạt 242.000 tấn, tăng 3,86% so với năm 1993" [51,1]. Các loại cây dài ngày tiếp tục mở rộng, trồng thêm 1.500 ha điều, 592 ha cao su, 100 ha thanh long. "

Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật được quan tâm, Tỉnh và ngành đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trình diễn kỹ thuật, đưa tiến bộ mới đến với người sản xuất. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp tiếp tục mở rộng và được nông dân tham gia tích cực. Ngành đã triển khai thí điểm lúa ở hai huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình, diện tích lúa bị thiệt hại được xác minh và đã đền bù kịp thời nên nông dân phân-khởi sản xuất. Gông tác kiểm dịch động vật được chấn chỉnh một bước, việc triển khai chương trình sind hóa đàn bò đạt được một số kết quả bước đầu. Vì vậy chăn nuôi tiếp tục phát triển, tổng đàn gia súc hiện có 264.410 con, trong đó: đàn bò 90.919 con, đàn trâu 17.916 con và đàn heo 155.575 con.

Sản xuất nông nghiệp trong năm 1995 phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi. Được sự chỉ đạo của tỉnh, chương trình khuyến nông, bảo hiểm cây lúa, quản lý dịch hại tổng hợp tiếp tục đẩy mạnh và được phổ biến rộng rãi nên diện tích, năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng tăng hơn năm trước. Riêng sản lượng lương thực đạt 262.098 tấn, tăng 8,3% so với năm 1994. Một chuyển biến mới trong sản xuất

lương thực là trồng được khoảng 3.000 ha giống bắp lai thay giống bắp địa phương, đưa năng suất bình quân từ 1,7 tấn lên 5 tấn/ha/vụ canh tác [128,1]. Các loại cây cồng nghiệp dài ngày và cây ăn quả tiếp tục phát triển: trồng mới thêm 1.000 ha điều, 1.000 ha cao su, 200 ha thanh long.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, không có bệnh dịch lớn xảy ra, so với năm 1994 đàn bò tăng 9.200 con, đàn heo tăng 11.663 con và trâu tăng 198 con. Nghề nuôi dê được nhiều hộ gia đình ở các huyện phía Bắc tỉnh đầu tư và triển khai mô hình nuôi bò sữa ở Tân Xuân (Hàm Tân) đạt kết quả bước đầu. Chương trình sind hóa đàn bò được chú trọng, trong năm 1995 đã phối giống được 1.250 con bò lai sind. Công tác tiêm phòng gia súc triển khai trên diện rộng, tiêm phòng đàn bò, heo tăng 5-7%, đặc biệt chú ý đến huyện đảo Phú Quý, các vùng đồng bào dân tộc miền núi. Công tác kiểm dịch động, thực vật được từng bước chấn chỉnh dần vào nề nếp, đã triển khai thí điểm bảo hiểm trâu bò ở hai huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc.

- Lâm nghiệp :

Khi đã chia tách tỉnh, việc xác định nhiệm vụ lâm sinh cho các lâm trường được đặt lên hàng đầu. Các lâm trường đã tổ chức làm nghề rừng, tận thu lâm sản và triển khai thực hiện kế hoạch trồng 280 ha rừng phòng hộ và đã giao chỉ tiêu trồng 1.730 ha rừng cho 6 huyện. Trong năm 1992, ngành lâm nghiệp được sự hỗ trợ của nhân dân đã trồng được 2.914 ha rừng tập trung, khai thác 45.267 mP

3

P

gỗ . Tuy đã sắp xếp lại, nhưng thực tế vẫn còn khó khăn là nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ lâm sinh thì nhiều lâm trường không đủ tiền để trả lương; công tác quản lý, bảo vệ rừng còn yếu, rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là vùng giáp ranh với tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Lực lượng kiểm lâm " đã phát hiện 1.300 vụ vi phạm lâm luật, xử lý 1.215 vụ, thu phạt 1,25 tỷ đồng" [49,2].

Công tác bảo vệ rừng vào năm 1993 có một chuyển biến đáng kể do có chú ý tăng cường sự chỉ đạo và công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân tham gia bảo vệ rừng, nên " số vụ vi phạm giảm 50% so với năm 1992" [50,2]. Đã trồng 1.609 ha rừng tập trung, khai thác gỗ được 41.120 mP

3

P

. Tuy nhiên, việc giao đất khoán cho dân trồng, bảo vệ rừng làm chậm, cộ trường hợp đã khoán cho dân nhưng thiếu kiểm tra nên rừng bị tàn phá nặng nề, một số xã ở huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam nhân dân tự ý

san ủi đát rừng rồi tự do sang nhượng, mua bán là ví dụ. Tinh hình khai thác lâm sản trái phép vùng giáp ranh với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng tiếp tục xảy ra nghiêm trọng hơn.

Năm 1994, công tác trồng rừng đạt kết quả bước đầu khả quan, đã trồng 3.578 ha rừng, trong đó trồng rừng theo Chương trình PAM :3.000 ha; trồng rừng phòng hộ: 20 ha; trồng rừng theo Chương trình 327: 558 ha. Nhân dân đã tham gia trồng 580 ha rừng, tỷ lệ cây sống qua nghiệm thu đạt 90%. Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng có tiến bộ, "Trong năm 1994 đã giao khoán 129.000 ha rừng đến xã, hộ quản lý." [51,2]. Khai thác gỗ được triển khai sớm, đạt hơn 40.760 mP

3

P

, nhưng công tác quản lý, kiểm tra tình hình chuyển dịch đất lâm nghiệp không chặt nên tình trạng phá rừng làm rẫy vẫn còn xảy ra ở một số nơi (Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân). Đáng chú ývchủng loại gỗ cho việc đóng sửa tàu thuyền và sản xuất ván lạng không phù hợp nên phải đi mua gỗ của tỉnh ngoài.

Phát huy thành quả đạt được, công tác trồng rừng được triển khai tích cực hơn trong năm 1995 nên kết quả bước đầu đạt khá, đã trồng được 5.140 ha rừng tập trung, vượt 140 ha so với kế hoạch, trong đó trồng rừng theo Chương trình pAM được 3.150 ha; Chương trình 327: 630 ha; Chương trình 773: 1.030 ha [52,2]. Riêng Chương trình 327 được triển khai tích cực với vốn đầu tư trong năm là 20,3 tỷ đồng đã góp phần quản lý bảo vệ rừng, phân bố lại dân cư và ổn định đời sống của đồng bào dân tộc, miền núi. Trồng được 3 triệu cây phân tán, tăng 1 triệu cây so với năm 1994. Trong năm 1995, giao khoán thêm 28.000 hạ, nâng tổng số diện tích rừng đã giao khoán lên 157.000 ha, trong đó giao đến hộ gia đình là 54.000 ha. Lương gỗ khai thác trong năm 1995 là 38.100 mP 3 P , giảm 2.660 mP 3 P so với năm 1994. - Thủy sản :

Từ lâu tỉnh đã xác định " Thủy sản là ngành mũi nhọn" nên từ khi đã tách tỉnh, việc chỉ đạo đối với ngành thủy sản được chú ý quan tâm về mọi mặt, nhất là khâu đầu tư tăng thêm phương tiện và thiết bị kỹ thuật phục vụ đánh bắt.

Năng lực khai thác hải sản tăng khá nhanh, trong 6 tháng đầu năm 1992 ngư dân đã đóng mới 300 chiếc, lượng ghe mua ngoài tỉnh đem về là 140 chiếc, đưa tổng số thuyền đánh cá toàn tỉnh lên 4.705 chiếc với tổng công suất 102.392 cv. Tính đến cuối

năm 1992, sản lương hải sản khai thác được 75.739 tấn, trong đó cá là 50.765 tấn, chiếm 67,02%. Công tác bảo vệ nguồn lợi biển bước đầu được chú trọng, đã xây dựng lực lượng chuyền trách gồm 45 người, với 4 trạm kiểm ngư nhờ thế mà giảm bớt tình trạng đánh cá bằng chất nổ và khai thác sò điệp non. Xí nghiệp dịch vụ nuôi trồng thủy sản tuy có khó khăn về vấn nhưng đã cố gắng đưa trại tôm giống vào sản xuất, bước đầu đưa ra thị trường 3 vạn con tôm giống. Toàn tỉnh có 120 ha được đưa vào sử dụng nuôi tôm, nơi nuôi nhiều nhất là Hàm Tân với 89,6 ha và kế đến là Phan Thiết nhưng cho năng suất thấp .

Qua hơn hai năm kể từ khi tỉnh Bình Thuận được thành lập, năng lực đánh bắt tiếp tục tăng. Trong năm 1993 bằng nguồn vốn của cá nhân cộng với sự hỗ trợ von tín dụng của ngân hàng, ngư dân đã đóng mới thêm 399 chiếc (chủ yếu là thuyền 45 cv trở lên), đưa tổng số tàu thuyền toan tỉnh lên đến 5.104 chiếc với 127.338 cv. Nhờ đó mà sản lượng khai thác đạt 83.000 tấn, vượt 5.000 tấn so với kế hoạch và tăng 9,59% so với năm 1992 [50,3]. Công tác bảo vệ nguồn lợi biển có những tiến bộ mới nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đến từng thuyền và tăng cường công tác kiểm tra trên biển nến đã hạn chế đáng kể tình trạng đánh bắt trái quy định.

Năng lực đánh bắt thủy sản tiếp tục tăng trong năm 1994, bằng nguồn vốn của mình, ngư dân đã đóng mới thêm 118 chiếc, đưa tổng số tàu thuyền toàn tỉnh lên 5.222 chiếc với tổng công suất: 131.811 GV. Đáng chú ý là việc dùng chất compozit phun vỏ tàu thành cộng, mở ra triển vọng đóng vỏ tàu bằng vật liệu mới thay gỗ. Việc tăng năng lực đánh bắt nên san lượng hải sản khai thác đạt 93.000 tấn, tăng 12,05% so với năm 1993. Kỹ thuật đóng tàu tiên tiến và sử dụng máy công suất lớn nên ngày càng có nhiều tàu thuyền vươn ra Trường Sa đánh bắt hải sản, việc thu nhập của ngư dân tăng khá và đời sống được ổn định hơn.

Phong trào nuôi tôm tiếp tục phát triển, điện tích đìa tôm hiện có 152 ha, tăng 32 ha so với năm 1993. Việc nuôi tôm giống ở Phan Thiết, Hàm Tân phát triển mạnh, mạnh nhất là ở Phan Thiết, đến cuối năm 1994 đã có 25 trại, tăng 16 trại so với đầu năm 1994. Hiện đang nổi lên phong trào nuôi cua biển ở Tân Hải (Hàm Tân), nuôi tôm sú bằng lồng ở hảo Phú Quý. Công tác bảo vệ nguồn lợi biển được chú ý đẩy mạnh hơn trước - đầu tư thêm trang thiết bị, tăng cường công tác kiểm tra trên biển,

nên đã hạn chế đáng kể tình trạng đánh bắt hải sản trái quy định.

Năm 1995, số tàu thuyền có công suất lớn tăng, bằng nhiều nguồn vốn ngư dân đã đóng mới thêm 62 chiếc, chủ yếu là thuyền có công suất 45 cv trở lên. Nâng tổng số tàu thuyền hiện có lên đến 5.284 chiếc với tổng công suất: 158.050 cv. Đáng chú ý, ngư dân ở một số địa phương đầu tư thêm máy định vị, máy tầm ngư, máy vô tuyến phục vụ khai thác hải sản có kết quả. Việc đánh bắt khơi ở Trường Sa được duy trì, với đội tàu trên 150 chiếc, công suất bình quân trên 50 cv/ thuyền, sản lượng khai thác đạt hơn 95.000 tấn, tăng 2,15% so với năm 1994.

Nuôi tôm thịt, tôm giống tiếp tục phát triển: diện tích đìa tôm thịt đã lên tới 200 ha, tăng 48 ha so với đầu năm; có 40 trại tôm giống, tăng 15 trại so với đầu năm, riêng ở Phan Thiết tăng l0 trại đã đáp ứng nhu cầu giống trong tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh bạn. Các phương tiện phục vụ công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 66 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)