Tình hình xã hội Bình Thuận từ 1991 đến 2001.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 102 - 132)

2.1.Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận sau khi tách tỉnh.

2.3. Tình hình xã hội Bình Thuận từ 1991 đến 2001.

2.3.1. Thời kỳ: 1991-1996.

Mười sáu năm qua kể đến trước ngày Quốc hội quyết định chia tách tỉnh, nhân dân Bình Thuận khắc phục nhiều khó khăn, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trên nhiều mặt được giữ vững và có chuyển biến đáng phấn khởi. Từng bước khắc phục

dần sự xuồng cấp đối với giáo dục, ý tế và đồng thời thực hiện việc nâng cao đời sống người dân. Năm 1991, năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, mọi ngành, mọi giới đều ra sức thi đua lao động tốt, sản xuất giỏi. Đối với ngành giáo dục đã đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp, tăng cường thêm trang thiết bị cho trường học và sắp xếp lại mạng lưới trường lớp. Tuy nhiên, " tốc độ xuống Gấp vẫn còn lớn, hiện còn 575 phòng học, và nhiều trang bị khác cần được sửa chữa. Giáo viên tiếp tục bỏ việc, nhát là giáo viên cấp ì, trong khi các lớp cấp 1 lại tăng nhanh, đào tạo không bù đắp kịp nên đến nay vẫn còn thiếu 1.500 giáo viên." [79,9]. Ngành y tế đã triển khai các chương trình y họe dự phòng, công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thưởng xuyên và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tiến bộ nhiều hơn những năm trước, nhưng tốc độ phát triển dân sộ" tự nhiên còn ở mức 2,51%.

Năm 1991, các ngành chức năng phối hợp đã tổ chức nhiều đợt liên hoan, hội diễn nghệ thuật, đặc biệt ở nhiều huyện đã duy trì và phát triển tốt phong trào văn nghệ quần chúng mà huyện Bắc Bình là một ví dụ. Nhưng nhìn chung đời sống tinh thẫn của đồng bào nông thôn, miền núi vẫn còn nghèo nàn, các tệ nạn xã hội và tập tục mê tín lạc hậu vẫn tồn tại. Trong khi đó tình hình thiếu đói xảy ra trên diện rộng với gần 60.000 nhân khẩu, tình hình đó tỉnh đã xuất ngân sách và tiếp nhận viện trợ của các tổ chức quốc tế giải quyết kịp thời giúp các địa phương khắc phục nạn đói. Một khó khăn nữa là "số lao động thất nghiệp vẫn còn lớn, hiện có trên 60.000 người chưa có việc làm, đang là vấn đề xã hội căng thẳng và bức xúc nhất hiện nay" [79,11].

Nhìn chung lại, mười sáu năm qua, nhất là sau 5 năm thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực trạng xã hội Bình Thuận vẫn còn là điều bức xúc, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải có. Sự đầu tư lớn và có thời gian mới giải quyết được để tiến kịp với xu thế phát triển chung của cả nước

- Giáo dục :

Sau khi hoàn thành việc chia tách tỉnh, toàn Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận với quyết tâm cao trong công tác xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Trong đó, coi phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận nên đã sớm khắc phục những tồn tại, yếu

kém của những năm trước.

Hoạt động của ngành giáo dục Bình Thuận có bước chuyển biến trong việc duy trì số lượng học sinh, hạn chế được sự giảm sút về chất lượng học tập. Cuối năm học 1991-1992, toàn tỉnh có 154.901 học sinh phổ thông, trong đó có 122.134 học sinh cấp 1, 28.612 học sinh cấp 2 và 4.155 học sinh cấp 3. " Riêng nhà trẻ và mẫu giáo tăng 1.564 cháu so với đầu năm. Chất lượng văn hóa có khá hơn so với năm học trước, thi hết cấp ì đậu 80,6%,uốt nghiệp phổ thông cơ sở 71,7%, phổ thông trung học 88,8%" [49,5]. (Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết vào cuối năm học 1991-1992, mẫu giáo có 18.570 cháu, số trẻ gởi nhà trẻ có 1.066 cháu). Song, giáo viên bỏ việc trong năm học 1991-1992 vẫn còn lớn: 247 giáo viên, cán bộ công nhân viên, trong đó nhiều nhất là cấp 1: 107 giáo viên. "Trong dịp hè năm 1992 có 169 giáo viên thôi, bỏ việc làm cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên cấp 1 đã thiếu lại càng thiếu hơn." [85,6]. Đây là một khó khăn đối với việc thực hiện chủ trương phát triển giáo dục cấp ì trong thời gian sắp đến.

Năm học 1992-1993, ngành giáo dục Bình Thuận tiếp tục duy trì số lượng học sinh, hạn chế được sự giảm sút lượng giáo viên, số học sinh phổ thông tăng 4.120 em so với năm học 1991-1992, trong đó cấp 1 tăng 2.872 em, cấp 2 tăng 1.005 em và cấp 3 tăng 243 em. Toàn tỉnh có 2.885 giáo viên cấp 1 tăng 76 giáo viên, 1.219 giáo viên cấp 2 tăng 5 giáo viên, 255 giáo viên cấp 3 giảm 1 giáo viên so với năm học 1991- 1992. Công tác phổ cập giáo dục cấp 1 và xóa mù chữ tiến triển chậm do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, giải quyết kinh phí chậm và chưa thỏa đáng. Cuối năm 1991, toàn tỉnh có 69.222 cháu trong diện phải phổ cập cấp 1, 50.812 người trong diện mù chữ. Đến năm 1992 mới chỉ huy động phổ cập cấp ì được 3.484 cháu đạt 5,03%, xóa mù chữ 3.220 đạt 6,33% so với số người cần huy động.

Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII (29 - 31/12/1992) đã khẳng định một số chuyển biến tích cực của ngành giáo dục trong thời kỳ 1986-1991 như sau: "Giáo dục đào tạo có một số tiến bộ về đổi mới nội dung giáo dục phổ thông, đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp, khắc phục tình trạng học 3 ca ..." [11,46]. Đại hội cũng đã chỉ ra những khuyết điểm tồn tại: "Khó khăn nhất hiện. nay là vẫn chưa ngăn chận được tình trạng xuống cấp của giáo dục. Học sinh bỏ học, giáo viên bỏ dạy còn nhiều, người mù

chữ còn lớn" [11,51]. Đại hội xác định nhiệm vụ cho ngành giáo dục: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Coi trọng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh. Tảng nguồn kinh phí nhà nước và các nguồn vốn nhân dân đầu tư cho giáo dục đào tạo ... . Bảo đảm trẻ em đến tuổi được vào học lớp Ì để đến năm 1995 căn bản phổ cập tiểu học ở thị xã, thị trấn và một phần ở vùng khác. Mở rộng giáo dục mầm non, đẩy mạnh công tác xóa mù. Đến năm 1995 xóa 35% số người mù chữ trong độ tuổi 15-35. Bồi dưỡng, khen thưởng học sinh để vun đắp nhân tài. Gắn chặt trách nhiệm của gia đình xã hội với nhà trường đối với công tác giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng toàn diện đội ngũ giáo viên, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp." [11,66].

Năm 1993, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, các cấp, các hoạt động giáo dục tiếp tục được duy trì và phát triển. Năm học 1993-1994, số học sinh phổ thông các cấp tăng 8.993 em, trong đổ cấp 1 tăng 1.058 em (tăng 0,85%), cấp 2 tăng 6.850 em (tăng 23,13%) và cấp 3 tăng 1.085 em (tăng 24,67%) so với năm học 1992-1993. "Việc vận động học sinh cấp một bỏ học đi học trở lại có khá hbn. Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 87,9%. Chất lượng văn hóa và đạo đức của học sinh có chuyển biến" [79,6].

Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, ngành giáo dục cùng các địa phương đã huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Năm học 1993-1994 đã xây mới 155 phòng học, đóng mới gần 7.000 bộ bàn ghế cho học sinh. Bên cạnh đó, công tác đào tạo có bước tiến triển một phần do trong cán bộ viên chức có phong trào học tập nâng cao kiến thức bằng nhiều hình thức phong phú. Trong năm, Trung tâm Đào tạo cán bộ tỉnh đã mở được 7 lớp, thu nhận gần 700 sinh viên, trong đó trên.80% là cán bộ viên chức nhà nước.

Công tác phổ cập cấp 1 và xóa mù chữ được đẩy mạnh và có tiến bộ, nhưng cũng huy động được gần 3.000 học viên xóa mù chữ và trên 6.000 học viên phổ cập cấp 1 ra lớp. Đây là một cố gắng lớn của ngành giáo dục vì trong điều kiện đời sống nhân dân còn khó khăn. Song, đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhất là giáo viên cấp 1 thiếu trên l.000 người. Cơ sở vật chất trường, lớp trong năm học 1993-1994 còn thiếu thốn, vẫn còn 82 lớp học ca ba, tập trung ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong và Bắc Bình.

Công tác giáo dục-đào tạo trong năm học 1994-1995 tiếp tục được duy trì và phát triển, số học sinh các cấp tăng, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Trong năm học, tổng số học sinh phổ thông có 180.605 ém, trong đó cấp 1 tăng 9.032 em, cấp 2 tăng 2.036 em, cấp 3 tăng 1.523 em so với năm học 1993-1994. Cùng với việc tiếp tục xếp lại hệ thống trường lớp, được sự đồng ý của cấp ủy, ngành giáo dục đã mở được 2 trường bán công ở Phan Thiết và Hàm Tân với 21 lớp cấp 3 thu hút 1.056 học sinh. "Giáo dục miền núi có bước chuyển biến, nhiều trường duy trì được nề nếp dạy và học, duy trì được sỉ số học sinh" [51,5]. Phong trào học bể túc văn hóa, học nghề phổ thông phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh có 18 xã phường được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Song song, công tác bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên có cố gắng, đến cuối năm 1994 đã có hơn 1.900 giáo viên cấp 1 được cấp chứng chỉ đợt 1 chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục, đã huy động được nhiềụ nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và chăm lo đời sống giáo viên. Năm học 1994-1995 đã đầu tư xây dựng mới 222 phòng học, sửa chữa 235 phòng học, đóng mới 2.500 bộ bàn ghế cho giáo viên và học sinh. Nhìn nhận lại, công tác giáo dục-đào tạo có một sự chuyển biến đáng kể, một đóng góp lớn của ngành giáo dục trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Nhưng vẫn còn tồn tại trong công tác giáo dục là tiến độ thực hiện chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ còn chậm, chưa trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Trong khi đó hàng năm đã có gần 5.000 học sinh cấp 1 bỗ học và trên 16.000 học sinh lưu ban càng làm cho công tác này trở nên khó khăn thêm" [51,6]. Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều (thiếu 950 giáo viên cấp 1 và gần 500 giáo viên cấp2i, 3) và cơ sở vật chất xuống cấp nhanh chóng. Đầu năm học 1994-1995 có 105 lớp phải học ca ba, nhiều nhất là Hàm Thuận Nam 25 lớp, Đức Linh 24 lớp và Hàm Tân 17 lớp.

Năm học 1995-1996-năm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đã xác định cho ngành giáo dục. Công tác giáo dục-đào tạo có chuyển biến trong việc mở rộng quy mô giáo dục. Năm học này, phổ thông các cấp tăng 289 lớp, 13.224 học sinh so với năm học 1994-1995 (cấp 1 tăng 121 lớp, 4.233 học sinh; cấp 2 tăng 127 lớp, 7.166 học sinh và cấp 3 tăng 41 lớp, 1.825 học sinh).

Mạng lưới trường lớp được sắp xếp lại phù hợp với quy mô phát triển của từng địa phương. Năm 1995, toàn tỉnh đã có 239 trường phổ thông, trong đó có 165 trường phổ thông cấp ì tăng 8 trường so với năm học trước, hiện có 12 trường phổ thông cấp I-II (chưa thực hiện tách cấp do thiếu kinh phí hoặc do quy mô quá nhỏ không thuận tiện cho việc đi lại của học sinh và bố trí đội ngũ giáo viên), 50 trường phổ thông cấp 2, 9 trường phổ thông cấp II-III (trong đó tăng thêm 1 trường bán công với 12 lớp) và 3 trường phổ thông cấp III. Cơ sở vật chất trường lớp và thiết bị phục vụ dạy học được trang bị thêm một bước. "Đầu năm học đã xây dựng mới 192 phòng học và sửa chữa lớn 260 phòng học. Đến nay đã phủ kín thiết bị cho các trường tiểu học, trang bị 146 máy vi tính cho các trường phổ thông trung học, các cơ quan quản lý và Trung tâm giáo dục. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 so dân số trong độ tuổi đạt 97%, tăng 4,3 % so năm học trước. Giáo dục miền núi có chuyển biến rõ, 100% số xã miền núi có trường lớp, huy động học sinh đến lớp ngày càng tăng" [52,7]. Hai huyện Bắc Bình và Tánh Linh đã mở được trường phổ thông dân tộc nội trú. Phong trào học bổ túc văn hóa, tin học, ngoại ngữ trong cán bộ tiếp tục phát triển, nhất là ở thị xã Phan Thiết.

Công tác phổ cập giáo dục tuy có được đẩy mạnh hơn nhưng hiệu quả chưa cao. Đến tháng 9/1995 đã kiểm tra công nhận học hết lớp cho 5.711 học viên phổ cập, công nhận 841 người thoát nạn mù chữ. Đến cuối năm 1995, toàn tỉnh đã có 39 xã, phường được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học và chống mù chữ, tăng 21 xã, phường so với năm học 1994-1995. Mặc dù đã xây dựng mới và sửa chữa lớn các phòng học nhưng cuối năm 1995 vẫn còn 248 phòng học tạm bợ, 91 phòng học hư hỏng và dột nát chưa có điều kiện sửa chữa, nâng cấp. Vẫn tồn tại 31 lớp học ca ba. Đáng quan tâm hơn là đội ngũ giáo viên còn thiếu gần 1.400 người. Tình hình trên nếu không có biện pháp khắc phục tốt thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhìn chung, kể từ khi tái lập tỉnh đến năm 1995, hoạt động giao dục tiến triển không ngừng trong việc mở rộng quy mô giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp luôn được tăng cường thêm. Những thành quả đạt được trong những năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục phát triển hơn nữa vào thời gian tới.

- Y tế :

không đủ điều kiện và khả năng hoạt động theo yêu cầu mới. Được sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương, toàn ngành y tế tỉnh đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ vừa chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa xây dựng nâng cấp các cơ sở ngành (mở rộng mạng lưới, nâng cấp cơ sở, đổi mới thiết bị y tế và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn) để từng bước tạo cơ sở cho ngành có bước tiến mạnh mẽ.

Năm 1992, cùng với sự hỗ trợ, phối hợp giữa ngành và địa phương trong việc tuyên truyền, vận động về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, hoạt động y tế đã tập trung vào các chương trình y tế quốc gia: tiêm chủng mở rộng, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp, phòng chống tiêu chảy, chương trình vitamin A được triển khai ở nhiều phường xã thông qua các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và phân phôi thuốc ban đầu để cơ sở hoạt động. Đặc biệt công tác phòng chống sốt rét có chuyển biến khá rõ nét. Trạm sốt rét tỉnh đã tích cực phối hợp với các huyện, thị tăng cường kiểm tra các vùng trọng điểm sốt "rét, đồng thời triển khai việc phân phác đồ điều trị và thuốc mới. "Sáu tháng đầu năm có 2 xã được phun DDT. So với năm 1991, tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm 3,9%, số lượng bệnh nhân sốt rét ác tính giảm 19,3%" [49,6]. Trong năm ngành y tế đã từng bước mở rộng mạng lưới, nâng cấp cơ sở ở tuyến huyện, xã. Hiện đã có 98 trạm y tế, tăng 7 trạm và 546 giường bệnh, tăng 21 chiếc so với năm 1991.

Năm 1993, cùng với việc triển khai khá toàn diện các chương trình y tế quốc gia, ngành y tế đã củng cố, kiện toàn một bước mạng lưới y tế xã, phường và huyện, thị, hầu hết các huyện, thị đã xây dựng hoàn chỉnh mô hình trang tâm y tế, số giường bệnh ở các phòng khám khu vực tăng 90 chiếc so với năm 1992 (210/120). Đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 102 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)