Triển vọng kinh tế-xã hội Bình Thuận đến năm 2010.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 137 - 142)

Mục tiêu thời kỳ 2001-2010 là tiếp tục đầu tư xây dựng nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng tương đối đồng bộ, đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá và ổn định. " Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giai đoạn 2001-2005 tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế nông ngư lâm - công nghiệp -dịch vụ và chuyển sang thực hiện cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông ngư lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 ... Thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững chắc, tích cực tìm cơ hội để hội nhập vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng trưởng GĐP bình quân trong 10 năm tới từ 12-12,6%, giai đoạn 2001-2005 bình quân 12%, giai đoạn 2006-2010 bình quân 12-13%" [129,5]. Nhằm cải thiện đời sống nhân dân,

xóa bỏ cơ bản tình trạng đói nghèo, thực hiện có kết quả những mục tiêu của Đảng và Nhà nước.

Trong 10 năm đến, ngành nông nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đi vào chuyên canh một số cây trồng và vật nuôi có lợi thế của địa phương mà chủ yếu là kinh tế trang trại; hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học nhất là công nghệ sinh học vào trong sản xuất mà trọng tâm là khâu giống, thuỷ lợi và cơ giới hóa để tăng năng suất lao động; chuyển dịch lao động nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Trên cơ sở tiềm năng lợi thế về đất đai, trong những năm đến tập trung phát triển một số cây trồng như : thanh long, điều, bông vải, nho, cao su, tiêu, mía đường và một số cây ăn quả khác. Ổn định diện tích canh tác, tăng cường sử dụng các loại giống năng suất cao, " đảm bảo sản lượng lương thực năm 2005 là 400.000 tấn và đạt 500.000 tấn vào năm 2010" [129,70]. Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi có quy mô đàn lớn hoặc chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình. Đến năm 2010, quy mô tổng đàn bò 200.000 con, đàn heo 400.000 con và đàn gia cầm 6 triệu con. Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong sản. xuất nông nghiệp lên 19-20% vào năm 2010.

Về lâm nghiệp, song song với việc tăng cường công tác quản lỵ bảo vệ tài nguyên rừng, tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích những tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi-tái sinh rừng tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loại cây có giá trị. Triển vọng đến năm 2010 nâng độ che phủ của rừng lên 62%; mỗi năm bình quân trồng mới 5.000 ha; khai thác rừng tự nhiên ở mức độ 8.000 mP

3P P -10.000 mP 3 P cung cấp lượng gỗ cho xây dựng cơ bản và đóng tàu thuyền.

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội trong nông thon, đến năm 2010 đạt được những lĩnh vực chủ yếu sau : cơ bản các công trình thuỷ lợi vừa và lớn trong tỉnh đưa vào sử dụng như hồ Sông Lòng Sông, đập dâng Tà Pao, dự án Phan Rí-Phan Thiết để nâng diêm tích gieo trồng được tưới từ 60.400 ha (năm 2000) tăng lên 138.500 ha (năm 2010), đồng thời giải quyết 100% dân số được sử dụng nước sạch vào năm 2010. Tiến hành đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch các trục đường giao thông chính, điện thắp sáng, các công trình thuỷ lợi nhằm ổn định và cải thiện đời sống của dân cư

các vùng kinh tế mới, đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao.

Phát triển mạnh kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển. Đẩy mạnh nuôi trồng nhất là nuôi tôm thịt, khuyên khích chuyển dịch các vùng đất gần biển có điều kiện phù hợp cho nuôi tôm thịt, kể cả chuyển dịch diện tích ruộng lúa, màu sang nuôi tôm. Triển vọng đến năm 2005 diện tích nuôi tôm đạt 2.721 ha và năm 2010 đạt 5.106 ha, đạt sản lượng nuôi tôm 9.000 tấn vào năm 2005 và 20.000 tấn vào năm 2010. [129,79-80] . Mở rộng ngư trường, tiếp tục thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ đi đôi nâng cao trình độ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong khai thác, đầu tư dịch vụ hậu cần và tổ chức chế biển tiêu thụ có hiệu qủa.

Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến nông lâm hải sản, nhất là các sản phẩm chế biến hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ, các cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu, đặc biệt chú ý đến chai lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng các cơ sở may mặc xuất khẩu ở Phan Thiết, Hàm Tân, Tuy Phong; xây dựng phương án gọi vồn đầu tư khai thác các mỏ cát thuỷ tinh; khuyến khích đóng tàu thuyền bằng vật liệu mới; xây dựng thêm cơ sở sản xuất gạch nung tuy-nen ở Tân Lập (Hàm Thuận Nam)vTánh Linh, Đức Linh. Nhanh chóng đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Phan Thiết; chuẩn bị điều kiện bước vào xây dựng cơ sở hạ tầng hai khu công nghiệp Tuy Phong và Hàm Tân. Khai thác nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu chế biến và dịch vụ hải sản cảng cá Phan Thiết, cảng Phú Quý có quy mô mỗi khu 20 ha. Ngoài ra nếu có cơ hội được Chính phủ đồng ý cho khai thác cảng nước sâu Mũi Né, sẽ chuyển sang xây dựng khu công nghiệp vài trăm héc ta trên tuyến từ cảng đến quốc lộ 1A ở Hàm Thuận Bắc và Phan Thiết.

Với những hướng đó, " trong vòng 10 năm tới công nghiệp Bình Thuận phát triển với nhịp độ bình quân 14,7-15,8% hàng năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 tăng trưởng 15,5% và thời kỳ 2006-2010 là 14-16,2%. Nâng tỷ trọng công nghiệp từ 17,2% năm 2005 lên 19-20% năm 2010" [129,82].

Trong những năm sắp đến, tỉnh sẽ phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cho những ngành có thế mạnh của tỉnh như: dịch vụ nghề cá, dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hải sản đông lạnh, hạt điều nhân, các

sản phẩm từ lâm sản là gỗ và song mây, mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc xuất khẩu, muối, nước khoáng nhằm tạo việc làm và tăng tích lũy chờ ngân sách. Đặc biệt quan trọng đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành du lịch đối với hai cụm Phan Thiết- Mũi Né và Tuy Phong-Phan Thiết-Hàm Tân. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một số trục giao thông chủ yếu, xây dựng hệ thông cấp nước cho các khu du lịch để thu hút các dự án vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng như : dự án cáp treo Tà Kóu; dự án tắm khoáng chữa bệnh tại Bưng Thị, Vĩnh Hảo; dự án các loại hình thể thao trên biển, lặn tham quan dưới nước. Với việc quy hoạch phát triển ngành du lịch-dịch vụ, trong vòng 10 năm tới kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20-21,5%. Đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt đạt 190 triệu USD, năm 2010 đạt 305-350 triệu USD. " Đối với ngành du lịch, đến năm 2005 đạt tỷ trọng 10% GDP của tỉnh, thu hút 1,2-1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 120-150 nghìn lượt. Đến năm 2010 tỷ trọng ngành du lịch chiếm 15% GDP của tỉnh, thu hút 1,8-2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 200-250 nghìn lượt" [129,86-87].

Cùng với các vấn đề kinh tế, phát triển đồng bộ các lĩnh vực xã hội như giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa-thông tin ... để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao trình độ dân trí. Vì vậy đầu tư cho các vấn đề này phải được coi như là sự đầu tư cơ bản phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận.

Mở rộng các hình thức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với mọi tầng lớp dân cư. Đưa văn hóa nghệ thuật về cơ sở, các vùng sâu, vùng xa. Đến năm 2010 tất cả các thị trân, huyện lỵ có trung tâm văn hóa thể thao, thư viện. Giữ gìn và phát triển các bộ môn nghệ thuật, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và dân gian, phục vụ nhu cầu đa dạng của nhân dân và du khách. Xây dựng, củng cố và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, nhất là đưa cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu. Những hướng trên phát triển tốt thì " Đến năm 2005 đạt 50% số thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hóa và đến năm 2010 có trên 80% số thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hóa" [129,95].

đình, phấn đấu thực hiện tỷ lệ giảm sinh bình quân hàng năm 0,l%-0,08% để giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên từ 1,54% vào năm 2005 xuống còn 1,14% vào năm 2010, đến năm 2005 có 1.154.000 dân và năm 20.10 có 1.231.000 dân. Với quy mô dân số như trên dự kiến trong vòng lo năm đến, hàng năm sẽ có khoản 15.000-16.000 người đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động. Vì vậy, hàng năm phải giải quyết 18.000- 20.000 chỗ làm việc để giải quyết cơ bản vấn đề thất nghiệp cho người lao động. " Đến năm 2010 phân bổ lao động khu vực công nghiệp 25%, nông nghiệp 40% và dịch vụ 35%" [129,92].

Trong mười năm đến, ngành giáo dục-đào tạo với mục tiêu sẽ cơ bản giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học, bảo đảm tỷ lệ giáo viên đứng lớp, đặc biệt chú ý tăng cường đào tạo giáo viên tại chỗ cho vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu. Cùng với phong trào "Toàn dân đưa trẻ đến trường", đẩy mạnh phát triển mạng lưới các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Phân đâu " 90% sô em trọng độ tuổi vào trung học cơ sở và đạt 100% vào năm 2010; đến năm 2005 có 35-40% số phường, xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở trước năm 2010. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 20% năm 2005 và đạt 30% vào 2010, trong đó đảm bảo 50% số lượng đào tạo là trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật" [129,94].

Trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và xuất phát từ mục tiêu "Sức khỏe cho mọi người đến năm 2010", ngành y tế nâng cao một bước sức khỏe toàn dân theo quan điểm dự phòng tích cực, kết hợp đồng bộ giữa phòng bệnh và chữa bệnh, trong đó chú trọng công tác phòng bệnh. Đầu tư và giáo dục kiến thức vệ sinh môi trường, giải quyết nguồn nước sạch cho sinh hoạt, thanh toán cơ bản các bệnh sốt rét, lao, bưởi cổ, 6 bệnh của trẻ em và ngăn chận bệnh AIDS. Tập trung củng cố tuyến y tế cơ sở, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao hơn nữa đội ngũ cán bộ y tế, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Với hướng phát triển trên đây, đến năm 2005 có 100% xã, phường có trạm y tế đầy đủ thiết bị và có bác sĩ. " Đưa tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 25% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010" [129,95]. Nhìn lại, việc tạp trung cho vấn đề đào tạo-giáo dục, phát triển khoa học công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu, đi

đôi với những định hướng trong chính sách kinh tế của tỉnh để huy động mọi nguồn lực, bảo đảm mọi lợi ích của các thành phần kinh tế. Trong những năm tới, công cuộc đổi mới sẽ tiếp tục tiến triển, tin tưởng rằng nhiều lĩnh vực sẽ có bước đột phá mới tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội Bình Thuận .

5. Những giải pháp cho sự phát triển kỉnh tế-xã hội Bình Thuận trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu những chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh bình thuận từ năm 1991 đến năm 2001 (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)