Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Xuân Trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 43 - 46)

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng tổng giá trị sản phẩm của các kiểu sử dụng đất lúa (năng suất, chất lượng lúa và cây trồng khác, khả năng tăng

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Xuân Trường

ạ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Huyện Xuân Trường có diện tích tự nhiên là 11.491,46 ha phân bố trên địa bàn 19 xã, 1 thị trấn; bình quân diện tích đất nông nghiệp/người là 473 m2/người

Xuân Trường có mật độ dân số cao và không đồng đều giữa các xã trong huyện. Năm 2010, dân số của toàn huyện là 165.809 người, trong đó nữ chiếm 51,29% dân số, dân số ở nông thôn (158.242 người) chiếm 95,44%. Tỷ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35 lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện là 1,38%/năm. Mật độ dân số trung bình là 1.443 người/km2.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 94.015 người chiếm 56,7% dân số toàn huyện. Trong đó lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn: 68.427 ngườị Hàng năm có trên 3.290 người có việc làm mới, trong đó có 30% số lao động được đào tạo nghề. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm.

Khu dân cư nông thôn những năm gần đây đã có sự biến đổi lớn về cơ sở hạ tầng. Cụ thể đã có 100% xã đều có đường ô tô tận nơi, 100% số xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh cao; tỷ lệ các xã có điểm bưu điện văn hóa, điểm cung cấp dịch vụ Internet ngày càng tăng, phủ sóng điện thoại; có 100% xã có trường tiểu học và có trạm y tế hoạt động.

b. Đặc điểm kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10,8%. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế đạt 12,2%, thu nhập bình quân trên đầu người ước tính đạt 13,2 triệu đồng/người/năm. Giá trị tổng sản xuất của các ngành kinh tế năm 2011 đạt 4.781.374 triệu đồng (theo giá hiện hành).

Bảng 4.1. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2010

TT Năm Chỉ tiêu

Đơn vị

tính 2000 2005 2010

Tổng % 100,00 100,00 100,00

1 Nông - Lâm - Thuỷ sản % 40,96 29,93 27,53

2 Công nghiệp - Xây dựng % 27,20 33,84 42,31

3 Du lịch - Thương mại % 31,85 36,23 30,16

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Xuân Trường

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp – xây dựng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36 Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2005 đạt 384,263 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 1.098.914 tỷ đồng. Trong đó:

Trồng trọt có sự tăng trưởng mạnh và bền vững, giá trị sản xuất năm 2005 đạt 217,236 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 618,430 tỷ đồng. §¶m bảo an ninh lương thực, có sự chuyển biến về chất lượng và giá trị nông sản. Năng suất lúa bình quân đạt 12,80 tấn/ha/năm. Đã có những mô hình, điển hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và sản xuất vụ Đông có hiệu quả ở xã Xuân Phong, Thọ Nghiệp, Xuân Thủy, Xuân Ninh… Một số nơi vẫn duy trì nghề trồng dâu, nuôi tằm. Sản xuất nấm được triển khai, có mô hình bước đầu cho thu nhập khá.

Chăn nuôi phát triển, giá trị sản xuất năm 2005 đạt 129,373 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 391,334 tỷ đồng, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2010 đạt 9.500 tấn. Thủy sản với sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.726 tấn; giá trị sản xuất tăng trưởng mạnh năm 2005 đạt 21,811 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 51,369 tỷ đồng.

c. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa

Hệ thống sông ngòi địa bàn huyện Xuân Trường được quy hoạch ổn định, điều tiết nước, tiêu chủ yếu bằng trọng lực; bước đầu đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế.

Hiện tại, các tuyến kênh cấp 1 chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp; cụ thể: Kênh Láng, kênh Cát Xuyên chính, kênh Mã, kênh Thanh Quan, kênh Kẹo, kênh Tàu và toàn bộ hệ thống kênh cấp 2 của các xã, thị trấn. Để nâng cao năng lực tưới, tiêu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế cần được đầu tư nạo vét, kiên cố hóa, hoàn thiện đường hai bên bờ kênh và các công trình trên các tuyến kênh là cần thiết.

Giao thông nội đồng tại Xuân Trường chưa được chú trọng nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 43 - 46)