GTNCCông lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 58 - 64)

- Diện tích lúa xuân 2011 đã được thu hoạch theo phương thức mới là 721 ha (12% tổng diện tích) Trong đó: gặt bằng máy băm nhỏ rơm rạ rải đều

10 Lúa thuần-Lúa lai-

GTNCCông lao động

Công lao động

(Công) (1000đ)

STT LUT Kiểu sử dụng đất lúa Số liệu Đánh giá Số liệu Đánh giá Mức độ chấp nhận của người dân Khả năng tiêu thụ sản phẩm Đánh giá chung Tiểu vùng 1

Lúa thuần-lúa thuần 314 M 176,05 H H H H

Lúa thuần-Lúa lai 333 M 138,47 M H H H

Lúa thuần-Lúa đặc

sản 333 M 193,76 H H M H

Lúa lai-Lúa lai 308 M 147,17 M M H M

1 Chuyên lúa lúa

Lúa lai-lúa thuần 333 M 157,33 H H H H

Tiểu vùng 2

Lúa thuần-Lúa

thuần 346 M 175,09 H H H H

Lúa thuần-Lúa lai 315 M 156,62 H H H H

Lúa thuần-Lúa đặc

sản 364 M 201,75 VH H M H

Lúa lai-Lúa đặc sản 364 M 217,93 VH H M H

1 Chuyên lúa lúa

Lúa lai-Lúa thuần 306 M 180,15 H H H H

Lúa thuần-Lúa

thuần-Đậu tương 464 H 130,21 M M M M+

Lúa thuần-Lúa lai-

Đậu tương 445 H 128,12 M M M M+

Lúa lai-Lúa thuần-

Đậu tương 426 H 145,00 M M M M+

Lúa thuần-Lúa

thuần-Bí xanh 519 VH 209,06 VH H H VH

2 2 lúa – 1 màu màu

Lúa thuần-Lúa lai-

Bí xanh 528 VH 206,70 VH H H VH

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 50 Theo kết quả điều tra và đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất lúa ở Xuân Trường được thể hiện trong bảng 4.10 cho thấy:

Đối với LUT chuyên lúa

Các kiểu sử dụng đất chuyên lúa: có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo lương thực, thực phẩm người sản xuất nông nghiệp bao đời naỵ Do đó các kiểu sử dụng đất lúa vẫn được đa số người dân chấp nhận. Đa số hộ điều tra chấp nhận đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Mỗi ha đất của LUT này trung bình cần đầu tư công lao động thấp chỉ ở mức 306 – 364 công lao động trong 1 năm, trong đó có đầu tư công lao động nhiều hơn do các hộ tận dụng lao động gia đình, còn do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thuê lao động ngoài nên đầu tư công lao động thấp hơn. Tuy nhiên, đầu tư công lao động chỉ tập trung vào những thời điểm đầu và cuối vụ. Những thời điểm khác công lao động sử dụng ít vì thế thường gây ra hiện tượng dư thừa lao động.

Giá trị ngày công lao động trung bình ở các kiểu sử dụng đất lúa này cũng khá cao đạt giá trị cao nhất là 217,93 nghìn đồng/công ở kiểu sử dụng đất Lúa lai - Lúa đặc sản tại tiểu vùng 2, thấp nhất đạt 138,47 nghìn đồng/công ở kiểu sử dụng đất Lúa thuần - Lúa lai tại tiểu vùng 1

Kết quả điều tra các hộ dân khẳng định việc tiêu thụ thóc dễ dàng, ngoại trừ lúa đặc sản gặp khó khăn chính do chất lượng sản phẩm ngày càng giảm do canh tác các giống lúa này người dân ngày sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc BVTV. Ngoài ra, các giống lúa có chất lượng cao có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đang được trồng tại địa phương như tám ấp bẹ, nếp cái hoa vàng và các giống lúa thuần có chất lượng đang được thị trường tiêu dùng ưa chuộng như BT7, T10, BC15,… được chính quyền các cấp rất quan tâm. Tuy nhiên, để có thể phát triển tốt, cần ổn định thị trường cho loại sản phẩm này, cần có các chính sách hỗ trợ, thành lập các đầu mối tiêu thụ trực tiếp cho người dân khỏi bị ép giá. Đồng thời phải hỗ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 51 trợ các biện pháp kĩ thuật, chỉ đạo công tác khuyến nông để hạn chế tối đa các rủi ro cũng như sâu bệnh gây rạ

Đối với LUT 2 lúa – 1 màu

Kiểu sử dụng đất 2 lúa – 1 màu: gồm các kiểu sử dụng đất lúa có trồng cây vụ đông được bố trí trên các xã ở tiểu vùng 2. Các kiểu sử dụng đất này vừa giải quyết vấn đề lương thực lại vừa tranh thủ vụ đông canh tác các cây trồng khác, tạo công ăn việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập.

Giá trị trung bình ngày công của các kiểu sử dụng dao động từ 128,12 nghìn đồng (Lúa thuần - Lúa lai - Đậu tương) đến 209,06 nghìn đồng (Lúa thuần - Lúa thuần - Bí xanh), thường sử dụng từ 426 CLĐ/ha (Lúa lai - Lúa thuần - Đậu tương) đến 528 CLĐ/ha (Lúa thuần - Lúa lai - Bí xanh).

Vụ đông đã được huyện chỉ đạo đa dạng hóa các loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, lấy cây đậu tương là chủ lực. Tuy nhiên đa số các hộ sử dụng kiểu sử dụng đất 2 lúa – 1 màu chưa mặn mà với cây vụ đông, một số hộ quan tâm nhưng gặp phải trở ngại về đất đai, thời vụ và chế độ tưới tiêu nước.

Ngoại trừ bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi nhưng diện tích trồng trên đất 2 lúa vẫn còn rất thấp, diện tích đậu tương vụ đông năm 2010 đã được mở rộng nhưng lại cho hiệu quả thấp, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Như vậy các kiểu sử dụng đất: Lúa lai – Lúa lai, Lúa thuần – Lúa thuần – Đậu tương, Lúa thuần – Lúa lai – Đậu tương, Lúa lai – Lúa thuần – Đậu tương cho hiệu quả xã hội trung bình, cho hiệu quả xã hội cao nhất là Lúa thuần – Lúa thuần – Bí xanh, Lúa thuần – Lúa lai – Bí xanh

4.2.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất lúa tại huyện Xuân Trường

Kết quả điều tra hộ nông dân cho thấy: tất cả các kiểu sử dụng đất lúa đều thích hợp với đất hiện tại, có khả năng che phủ đất 230 - 270 ngày trong

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52 năm, trả lại đất phần tàn dư hữu cơ khá lớn, ít ảnh hưởng tới môi trường. Mặt khác, các cây vụ đông đã góp phần thay đổi môi trường đất từ yếm khí sang hảo khí sau 2 vụ trồng lúa làm cho việc phân giải chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường cải thiện chế độ không khí cho đất. Khả năng che phủ của các kiểu sử dụng đất 2 lúa khoảng 65%, 2 lúa – 1 màu là 90% là yếu tố ổn định độ phì nhiêu đất. Vì thế, cần phát huy hơn nữa diện tích các kiểu sử dụng đất 2 lúa – 1 màu, hạn chế giảm diện tích đất 2 lúa, đồng thời tuyển chọn giống có năng suất cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúạ

Sử dụng rơm rạ sau thu hoạch là vấn đề cần quan tâm hiện nay trong sản xuất lúạ Ngoại trừ sử dụng làm chất đốt và phủ gốc cây vụ đông, hầu hết lượng rơm rạ còn lại được đốt trực tiếp trên đồng ruộng, lượng tro sau đốt không để lại trên đồng ruộng mà để bán. Tình trạng trên không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng xấu môi trường đất lúạ Ủ rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh đã được thí điểm tại một số xã nhưng chưa đạt hiệu quả do người dân chưa thực hiện đúng quy trình. Vì vậy tăng diện tích trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa cũng là biện pháp quan trọng làm giảm lượng rơm rạ đốt trực tiếp trên đồng ruộng hiện naỵ

Kết quả điều tra và đánh giá hộ nông dân về tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các kiểu sử dụng đất lúa tại các tiểu vùng được trình bày trong bảng 4.11 và phụ lục 7

So sánh mức bón phân thực tế trên địa bàn huyện với hướng dẫn bón phân cân đối và hợp lý của Nguyễn Văn Bộ [2] cho cây bí xanh, đậu tương và Nguyễn Như Hà [6] cho cây lúa thì mức đầu tư phân bón cho bí xanh trong phạm vi hướng dẫn nhưng mức đầu tư phân bón cho các giống lúa có vấn đề, đặc biệt là với các giống đặc sản. Cụ thể như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53

Bảng 4.11. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các kiểu sử dụng đất lúa tại các tiểu vùng

Lượng bón

PC N P2O5 K2O Vôi Phí bảo vệ thực vật Vụ Giống

Tấn/ha Kg/ha 1000đ/ha

Tiểu vùng 1 Lúa thuần 5,3 140 57 57 35 1.841 Vụ xuân Lúa lai 0 102 51 34 363 1.541 Lúa thuần 6,8 135 66 56 62 1.820 Lúa lai 2,3 138 48 59 281 1.737 Vụ mùa Lúa đặc sản 2,9 127 69 50 64 1.918 Tiểu vùng 2 Lúa thuần 5,9 137 118 64 1.843 Vụ xuân Lúa lai 3,2 122 111 67 1.599 Lúa thuần 4,8 144 100 62 1.558 Lúa lai 1,4 137 111 71 1.674 Vụ mùa Lúa đặc sản 7,9 108 99 54 2.019 Đậu tương 1,6 66 72 52 733 Vụ đông Bí xanh 4,2 51 65 50 625

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Các giống lúa đặc sản được đầu tư nhiều phân khoáng, đặc biệt là phân đạm (1,58-1,75 lần hướng dẫn) và phân lân (1,98 lần), cây lúa dễ bị sâu bệnh hại, lốp đổ (thừa đạm) ảnh hưởng xấu tới năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc BVTV, tăng khả năng ảnh hưởng xấu tới môi trường, tăng chi phí không cần thiết

Ở tiểu vùng 2, các giống lúa thuần cũng được các nông hộ đầu tư nhiều phân N khoáng (1,14-1,44 lần hướng dẫn) và phân lân khoáng (1,47-1,66 lần) so với quy trình hướng dẫn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54 Phân bón (N, P, K) cho lúa lai và bí xanh tại địa phương hầu hết thấp hơn so với quy trình hướng dẫn vì chúng yêu cầu lượng dinh dưỡng cao nhưng do điều kiện sản xuất của nông hộ chưa đáp ứng được hay chưa nhận thức đúng.

Cùng với việc tăng lượng bón phân hóa học, phân hữu cơ được bón thấp hơn khá nhiều so với quy trình

Giảm lượng phân bón hữu cơ cùng với bón phân hóa học không cân đối, hợp lý theo đúng quy trình kĩ thuật đã gây ảnh hưởng không ít tới môi trường, làm suy thoái đất, giảm hiệu quả kinh tế.

Qua quá trình điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất trên cây đậu tương, bí xanh và các giống lúa cho thấy: ở các kiểu sử dụng đất 2 lúa – 1 màu sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn các kiểu sử dụng đất 2 lúa và chi phí thuốc BVTV cho các giống lúa đặc sản cao hơn giống lúa thuần và lúa laị Hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, có khi lên tới 5 - 6 lần/vụ. Đặc biệt trong mấy năm gần đây do dịch ốc bưu vàng hại lúa xuất hiện nên hầu hết trong sản xuất lúa vụ mùa đều phải sử dụng thuốc trừ ốc bưu vàng và do tình hình lao động nông nghiệp di cư đi làm việc tại các nơi khác nên hầu hết các nông hộ hiện nay đều sử dụng thuốc trừ cỏ để giảm công làm cỏ. Nhìn chung việc sử dụng thuốc BVTV tại địa phương đã bắt đầu gây ảnh hưởng tới môi trường.

Kết quả đánh giá về hiệu quả môi trường thông qua 2 chỉ tiêu: mức độ ảnh hưởng tốt của phân bón, thuốc BVTV và khả năng che phủ bảo vệ đất. Các chỉ tiêu được đánh giá qua 4 mức: tốt (VH), khá (H), trung bình (M), kém (L) được thể hiện chi tiết ở bảng 4.12

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: tất cả các kiểu sử dụng đất 2 lúa – 1 màu ở tiểu vùng 2 cho hiệu quả môi trường ở mức khá và tốt; các kiểu sử dụng đất 2 lúa còn lại cho hiệu quả môi trường ở khá, ngoại trừ Lúa thuần – Lúa đặc sản ở cả 2 tiểu vùng đều cho hiệu quả môi trường ở mức trung bình do ảnh hưởng xấu của tình trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)