KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

- Ở tiểu vùng 1 có hầu hết các kiểu sử dụng đất lúa có triển vọng bền vững ở mức khá cao chỉ có kiểu sử dụng Lúa lai Lúa lai ở mức trung bình do có hiệu

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

5.1. Kết luận

5.1.1. Xuân Trường là huyện đồng bằng nằm ở phía đông nam tỉnh Nam Định có đất trồng lúa chiếm 77% diện tích đất nông nghiệp với 2 tiểu vùng và 2 loại hình sử dụng đất lúạ Trong đó ở tiểu vùng 1 có 1 LUT chuyên lúa với 5 kiểu sử dụng đất lúa; tiểu vùng 2 có 2 LUT: chuyên lúa và 2 lúa – 1 màu với 10 kiểu sử dụng đất lúa

5.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa huyện Xuân Trường cho thấy: Hiệu quả kinh tế cao nhất ở các KSDĐ: Lúa thuần – Lúa đặc sản (GTSX đạt 92,21 triệu đồng, TNHH đạt 64,586 triệu đồng, GTNC đạt 185,51 nghìn đồng, HQĐV đạt 2,19 lần và KSDĐ Lúa thuần – Lúa thuần – Bí xanh (GTSX đạt 154,882 triệu đồng, TNHH đạt 111,228 triệu đồng, GTNC đạt 209,06 nghìn đồng, HQĐV đạt 4,18 lần). Hiệu quả xã hội cao nhất là KSDĐ Lúa thuần - Lúa thuần - Bí xanh, Lúa thuần - Lúa lai - Bí xanh. Hiệu quả môi trường cao là các KSDĐ 2 lúa – 1 màu

Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất lúa tại huyện Xuân Trường đã xác định được các kiểu sử dụng đất lúa có triển vọng bền vững cho hiệu quả kinh tế cao sau: Lúa thuần - Lúa thuần, Lúa thuần - Lúa đặc sản, Lúa lai - Lúa đặc sản, Lúa thuần - Lúa thuần - Bí xanh, Lúa thuần - Lúa lai - Bí xanh. Sự kết hợp cây trồng và giống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất tại Xuân Trường là BT7 (vụ xuân) – BT7 và TH3-3 (vụ mùa) – Bí xanh (vụ đông)

5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất lúa bền vững tại Xuân Trường gồm: Năng suất, giá trị sản phẩm, loại cây trồng, hệ số sử dụng đất, giống, phân bón, lao động... trong đó chi phí về lao động và giá trị sản phẩm có ảnh hưởng lớn nhất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 78 5.1.4. Các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế để phát triển bền vững hơn các KSDĐ lúa có triển vọng gồm: hướng dẫn sử dụng các giống có tiềm năng năng suất và chất lượng cao đã được khẳng định trong thực tế sản xuất tại địa phương; Nâng cao hệ số sử dụng đất lúa; Thiết lập kênh thông tin nhu cầu thị trường gạo chi tiết theo từng loại giống; Bón phân cân đối và hợp lý phù hợp với từng giống lúa, đặc điểm đất, mùa vụ, trình độ thâm canh; cơ giới hóa trong sản xuất.

5.2 Đề nghị

5.2.1. Các kết quả nghiên cứu trên đây mới là các đánh giá bước đầu đối với các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Xuân Trường. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch phát triển cho địa phương cần có thêm những nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn.

5.2.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có những bất hợp lý, có thể điều chỉnh ngay trong việc sử dụng phân bón cho các nhóm giống lúa trồng tại địa phương, cụ thể: cần giảm lượng phân vô có đầu tư cho lúa đặc sản và lúa thuần, tăng đầu tư cho các giống lúa lai để đảm bảo bón phân cân đối đem lại hiệu quả cao hơn cho sản xuất

5.2.3. Cần tiếp tục nghiên cứu tính bền vững của các kiểu sử dụng đất 2 lúa – đậu tương tại địa phương vì nông dân chưa quan tâm đầu tư sản xuất, lại gặp phải trở ngại về thời vụ nên có hiệu quả kinh tế thấp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 79

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)