- Việc xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra cũng tương tự như công thức 2 Chênh lệch ∆Q và ∆C được tính bằng cách xem xét sự thay đổ
2.4.2. Kết quả nghiên cứu về LUT lúa bền vững ở Việt Nam
ạ Đặc điểm đất trồng lúa nước
Do canh tác lúa lâu đời trong điều kiện ngập nước, trong phẫu diễn đất lúa thường có các tầng với các đặc điểm sau:
Tầng canh tác là tầng chịu ảnh hưởng sâu sắc của con người, có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây lúạ Tầng này chia thành hai lớp: Lớp oxy hóa (lớp bùn lỏng) luôn ở tình trạng oxy hóa (Eh từ 250 – 400mV); Lớp khử oxy yếm khí nên cho Eh ở đây thấp (< 200 mV). Sự hình thành hai lớp oxy hóa và khử oxy có ý nghĩa nhất định trong việc sử dụng phân đạm.
Tầng đế cày, tiếp theo tầng canh tác. Tầng này được hình thành do quá trình trồng lúa nước lâu đời, các hạt sét từ tầng canh tác lắng xuống cộng thêm tác dụng cơ học của máy kéo, cày, bừa, trâu, bò và người làm cho tầng này trở lên chặt, ít thấm nước và khí. Thời gian trồng lúa càng lâu đời thì tầng này xuất hiện càng rõ và mỏng dần đến ổn định (chiều dày từ 5 - 10 cm). Sự hình thành tầng đế cày có ý nghĩa quan trọng đối với độ phì đất lúạ Nó có thể ngăn cản nước thấm quá nhanh đảm bảo cho tầng canh tác giữ được nước trong thời gian tương đối lâu, các chất dinh dưỡng ít bị thấm trôi đị Tuy nhiên, nếu tầng này quá chặt thì nước lại thấm khó, ảnh hưởng xấu đến sự đổi mới hoàn cảnh dinh dưỡng ở tầng canh tác, cản trở bộ rễ phát triển.
Tầng tích tụ: ký hiệu là B. Nếu trồng lúa nước lâu đời, mức độ thoát nước tốt thì tầng tích tụ xuất hiện vệt loang lổ đỏ, vàng, trắng, đen… của sắt và mangan và hàm lượng sét caọ Nếu bí nước, nước ngầm cao thì tầng này thường có màu xám hoặc glây mạnh. Độ dày của tầng tích tụ tùy thuộc vào
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25 mức độ phát triển của đất lúa và mực nước ngầm cao thấp.
Tầng glây hình thành do ảnh hưởng thường xuyên của nước ngầm làm cho đất bí, các hợp chất của Fe hóa trị 3 bị khử oxy thành hợp chất Fe hóa trị 2 làm cho đất có màu xám xanh, xanh lơ. Nếu đất thoát nước tốt thì ngoài màu xanh ra còn điểm thêm một số vệt đỏ, vàng.
Theo Bùi Huy Đáp (1984) đất nhiệt đới dù ở vùng khô hạn hay ẩm đều tương đối khó sử dụng và dễ có chiều hướng thoái hóạ Trong khi đó ruộng lúa nước ở châu thổ sông Hồng được khai thác từ 4000 năm, vẫn là cơ sở sản xuất ổn định do đặc điểm của nó. Mực nước ngập trong ruộng lúa mùa mưa bảo vệ được đất và giảm tới mức tối thiểu sự bào mòn theo bề mặt
Do ngập nước khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây lúa của đất lúa tăng nhiều: Đạm amôn tích luỹ càng ngày càng nhiều, có khi lên tới 8-10 lần ở đất giàu Ntổng số ; Lân cũng rất dễ chuyển sang dạng dễ tan sau khi ngập nước; Các chất dễ tan khác như mangan hoá trị 2, sắt hoá trị 2 cũng nhiều hơn. Độ chua của đất cũng giảm đi vì trong đất đã tích luỹ nhiều sản phẩm mang tính kiềm, trị số pH của đất có thể tăng lên tới 1-2 đơn vị. Trong điều kiện ngập nước, rễ cây lúa cũng hút thức ăn dễ dàng hơn do ở trạng thái khử mà xung quanh rễ lúa lại là vùng ôxy hoá nên chất dinh dưỡng hòa tan dễ dàng di chuyển vào câỵ Mặt khác, nhờ có khả năng ôxy hoá của rễ cây lúa mà nếu có nhiều chất độc đã tích luỹ do quá trình khử gây ra thì chúng được ôxy hoá và trở nên vô hạị Nhờ ngập nước mà khí cacbonic vốn tạo ra nhiều do các chất hữu cơ phân giải bị đẩy và tích luỹ trên mặt nước làm nguồn dự trữ cho quá trình quang hợp.
Quá trình canh tác lúa còn tạo cho đất lúa ở trong hoàn cảnh luân phiên khô ẩm, cho nên quá trình ôxy hoá khử xảy ra phổ biến [4].
b. Kết quả nghiên cứu về LUT lúa bền vững
Theo hội Khoa học đất Việt Nam, kết quả nghiên cứu về LUT lúa bền vững cho thấy:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26 LUT trồng lúa 2 – 3 vụ, gồm 51 LMU, trong đó nhóm đất phù sa chiếm ưu thế, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tính chất đất phù sa nói chung màu mỡ, thích hợp với sinh trưởng và phát triển cây lương thực và hoa màu, đặc biệt cây lúa nước. Nông dân có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, đã đầu tư thâm canh thuần thục, năng suất cao và ổn định, bình quân năng suất lúa > 5 tấn/hạ Yêu cầu sử dụng đất của LUT này quan trọng nhất chế độ nước, vì vậy địa hình đất phải khá bằng phẳng thấp thành phần cơ giới đất không quá nhiều cát mà cũng không nhiều sét gây bí chặt, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh cả phần tưới và tiêụ Công tác chọn giống, phân bón và phòng trừ sâu bệnh phải được chú trọng.
Hiện nay, trong điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng cho phép do khoa học kỹ thuật nông nghiệp pháp triển. LUT 2 lúa - 1 màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả và đáp ứng được cả 3 yêu cầu của LUT bền vững, thỏa mãn cả quan điểm đa dạng hóa cây trồng cho các đồng bằng. Toàn quốc có 59 LMU, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng. Các kiểu sử dụng đất ở LUT này rất phong phú và đa dạng, đặc biệt đối với các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngàỵ Các kiểu sử dụng đất của LUT này đều cho hiệu quả kinh tế cao, thu hút được nguồn nhân lực, và đảm bảo tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng. Một số công thức luân canh có cây họ đậu còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ màu mỡ cho đất. Yêu cầu sử dụng đất của LUT này là: địa hình bằng phẳng nhưng không quá thấp trũng, đủ nước nhưng thoát nước dễ dàng khi mưa tọ Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đặc biệt chủ động tưới vào vụ đông - xuân ít mưa, trồng cây màụ Trình độ thâm canh và kỹ thuật sản xuất của nông dân đòi hỏi cao và đáp ứng với các loại cây trồng khác nhaụ Thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường [20].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27