- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng tổng giá trị sản phẩm của các kiểu sử dụng đất lúa (năng suất, chất lượng lúa và cây trồng khác, khả năng tăng
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định
Vị trí địa lý, địa hình
Xuân Trường là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, có vị trí: bắc giáp với tỉnh Thái Bình, nam giáp huyện Hải Hậu, tây giáp huyện Trực Ninh, đông giáp huyện Giao Thủỵ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32 Xuân Trường có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông thuận lợị Đường quốc lộ 21, tỉnh lộ 489 chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông cùng với hệ thống các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò tạo thành hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc.
Địa hình Xuân Trường mang đặc điểm địa hình đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa huyện. Đất đai ở đây được chia thành 2 vùng: Vùng đất bãi hàng năm được bù đắp phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ. Vùng trong đê, là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mương tự chảy hàng năm cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt.
Khí hậu
Xuân Trường mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20°C từ 8-9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12,1,2, có tháng hầu như không có mưạ Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33 Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650- 1.700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
Nhìn chung điều kiện khí hậu Xuân Trường rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, cây cối bốn mùa ra hoa kết trái, đồng ruộng mỗi năm canh tác được 2-3 vụ, có nơi mỗi năm canh tác được 4-5 vụ.
Thủy văn
Xuân Trường có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lưới
sông ngòi vào khoảng 0,7 - 0,9 km/km2. Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh
hưởng chính của các sông: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò và chế độ thủy triềụ Sông ngòi đã mang lại nguồn lợi cho nguồn kinh tế của huyện, thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê tăng thêm độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra sông ngòi còn là đường giao thông thủy thuận lợi, rẻ tiền và là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phong phú.
Thủy triều Xuân Trường thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,5-1,7m, lớn nhất là 3,3m, nhỏ nhất là 0,1m. Do gần biển nên nước ở sông Hồng, sông Ninh Cơ đều bị ảnh hưởng của thủy triềụ Mỗi chu kỳ thủy triều 13-14 ngàỵ
Tài nguyên đất
Đất đai Xuân Trường hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ 94%, tiếp đến là nhóm đất phèn 4%, đất cát 1%, đất mặn 1%. Theo kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO đất Xuân Trường bao gồm các loại như sau:
Đất phù sa - Fluvisols (FL). Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm. Nhóm đất phù sa có 4
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34 đơn vị đất là đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (Fle); đất phù sa chua - Dystric Fluvisols (FLd); đất phù sa glây - Gleyic Fluvisols (FLg) và đất phù sa có tầng đốm rỉ - Cambic Fluvisols (FLb) trải khắp trên toàn huyện. Trong nông nghiệp đất phù sa phần lớn dùng trồng lúa, màu và một số cây công nghiệp ngắn ngàỵ
Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt) Diện tích khoảng 500ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên của huyện, phân bổ ở các xã Xuân Vinh, Xuân Hòa nơi địa hình thấp. Nhóm đất phèn có một đơn vị đất là đất phèn tiềm tàng và chủ yếu đang được trồng lúạ
Đất cát - Arenosols (Arh-e) Diện tích khoảng 100ha phân bố rải rác tại các xã ven sông.
Đất mặn – SaLic Fluvisols (FLs) Diện tích khoảng 100 ha phân bố chủ yếu tại xã Xuân Vinh.
Xuân Trường là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Nam Định, nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng đặc biệt thích hợp cho thâm canh lúạ Toàn huyện chia thành 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng 1 có địa hình thấp gồm 2 xã Xuân Thủy, Xuân Ngọc và một
phần của xã Xuân Bắc và Xuân Phong
- Tiểu vùng 2 có địa hình vàn cao, vàn gồm các xã còn lại chiếm phần
lớn diện tích đất trồng lúạ