Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng tổng giá trị sản phẩm của các kiểu sử dụng đất lúa tại huyện Xuân Trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 66 - 68)

- Ở tiểu vùng 1 có hầu hết các kiểu sử dụng đất lúa có triển vọng bền vững ở mức khá cao chỉ có kiểu sử dụng Lúa lai Lúa lai ở mức trung bình do có hiệu

4.3.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng tổng giá trị sản phẩm của các kiểu sử dụng đất lúa tại huyện Xuân Trường

của các kiểu sử dụng đất lúa tại huyện Xuân Trường

Kết quả trình bày trong bảng 4.15 cho thấy: năng suất, chất lượng lúa và cây trồng khác ảnh hưởng tới việc tăng tổng giá trị sản phẩm của các kiểu sử dụng đất lúạ

Ở vụ xuân: năng suất trung bình của các giống lúa thuần (BC15, BT7, N87, N97, Q5) thấp hơn giống lúa lai (TH3-3) nhưng có GTSX 44.933 nghìn đồng) cao hơn giống lai (42.281 nghìn đồng) giá trị sản xuất của giống lai lại thấp hơn giống lúa thuần vì giá thóc bán ra của lúa thuần cao hơn. Đầu tư phân bón chưa đủ so với quy trình hướng dẫn đang là nguyên nhân làm hạn chế GTSX của lúa laị

Ở vụ mùa, các giống lúa thuần được sử dụng đa dạng hơn; các giống lúa lai và giống lúa đặc sản. Tuy năng suất trung bình giống thuần và lai chênh lệch ở vụ này không đáng kể nhưng do giá trị hàng hóa của 1kg sản phẩm thấp hơn nên giống lai (GTSX 35.799 nghìn đồng) có GTSX thấp hơn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58 nhiều so với giống thuần (GTSX 40.714 nghìn đồng). Giống lúa đặc sản cho năng suất trung bình (NSTB đạt 36,38 tạ/ha nhưng do có giá trị hàng hóa cao nên có GTSX cao hơn hẳn (49.849.000đ).

Bảng 4.15. Các yếu tố ảnh hưởng tới GTSX của các giống cây trồng chính trên địa bàn huyện

NSTB Giá sản phẩm GTSX Vụ Giống lúa tạ/ha đ/kg 1000đ/ha BC15 50,73 8.000 40.587 BT7 53,65 9.000 48.282 N87 58,90 7.000 41.230 N97 60,69 7.000 42.482 Q5 69,44 7.500 52.083 Lúa thuần BQ 58,68 7.700 44.933 Vụ xuân Lúa lai TH3-3 60,40 7.000 42.281 BC15 55,56 8.000 44.444 BT7 45,15 9.000 40.635 Hoàng đạo 50,00 8.000 40.000 N87 48,90 7.000 34.228 N97 55,75 7.000 39.025 NĐ5 53,74 8.000 42.995 QR1 60,82 7.500 45.614 T10 43,08 9.000 38.774 Lúa thuần BQ 51,63 7.938 40.714 TH3-3 58,10 7.000 40.671 VQ14 44,18 7.000 30.927 Lúa lai BQ 51,14 7.000 35.799 Nếp cái hoa vàng 39,33 16.000 62.928 Tám ấp bẹ 33,43 11.000 36.770 Vụ mùa Lúa đặc sản BQ 36,38 13.500 49.849 Đậu tương 9,27 13.000 12.057 Vụ Đông Bí xanh 115,69 5.500 63.632

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59 GTSX trung bình của kiểu sử dụng (Lúa thuần – Lúa đặc sản) cao gấp 1,16 lần (Lúa thuần – lúa thuần), gấp 1,26 lần (Lúa thuần – Lúa lai); kiểu sử dụng (Lúa lai – Lúa đặc sản) cho GTSX trung bình gấp 1,3 lần (Lúa lai – Lúa thuần), gấp 1,46 lần (Lúa lai – Lúa lai)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tăng tổng giá trị sản phẩm của các kiểu sử dụng đất lúa, cho thấy ngoài năng suất thì giá cả các loại thóc cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn. Kết quả điều tra cho thấy: giá các loại thóc giảm dần tám, nếp đặc sản > lúa thuần (có chất lượng) > lúa laị Giá thóc tám, nếp đặc sản trung bình cao hơn giống lúa lai gấp 1,9 lần. Chính vì vậy, tuy năng suất lúa đặc sản thấp nhất nhưng GTSX của các kiểu sử dụng có lúa đặc sản cao hơn hẳn so với 2 giống lúa còn lại do giá trị 1kg sản phẩm cao hơn.

Như vậy xếp theo thứ tự giá trị sản phẩm từ cao xuống thấp của các giống lúa, có thể thấy như sau: giống đặc sản có giá trị sản phẩm cao nhất (49.849.000đ), tiếp theo các giống lúa thuần (40.714.000 - 44.933.000đ), cuối cùng là lúa lai (35.799.000đ), trong đó yếu tố ảnh hưởng chính là giá trị hàng hóa của sản phẩm. Đối với cây trồng vụ đông: bí xanh cho hiệu quả cao hơn nhiều so với lúa vì NSTB đạt 115,69 tạ/ha, GTSX đạt 63.632 nghìn đồng. Đậu tương có GTSX rất thấp do nông dân chưa thật quan tâm đầu tư thâm canh nên năng suất đạt được rất thấp. Hầu hết các kiểu sử dụng đất 2 lúa – màu đều cho tổng GTSX cao hơn ở các kiểu sử dụng đất chuyên lúa do có hệ số sử dụng đất lúa cao hơn. Ví dụ: (Lúa thuần – Lúa thuần – Bí xanh); (Lúa thuần – Lúa thuần – Đậu tương) lần lượt cho GTSX trung bình cao gấp 1,79 lần; 1,13 lần so với (Lúa thuần – Lúa thuần).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa bền vững tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)