- Việc xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra cũng tương tự như công thức 2 Chênh lệch ∆Q và ∆C được tính bằng cách xem xét sự thay đổ
2.4.1. Kết quả nghiên cứu về loại hình sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
Theo Nguyễn Quang Tuyến và cộng sự (1990) để né tránh độc canh lúa, từ năm 1985 ở vùng đất trũng úng ngập vào mùa mưa đã thay đổi hệ thống canh tác bằng việc sử dụng hệ thống canh tác lúa – tôm, hoặc chuyên canh thành mô hình nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao [3].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Chiến Thắng (1996) cho thấy vùng đất úng trũng với mô hình cũ độc canh 2 vụ lúa cho lãi thấp. Nếu đầu tư kinh phí khoanh vùng giữ nước nuôi cá vụ hè thu hoặc hè đông thay cho vụ lúa mùa năng suất bấp bênh, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn [19].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân (2000), từ 2 vụ lúa thu nhập thấp đã chuyển sang mô hình lúa xuân – cá hè đông và cây ăn quả trồng trên bờ ao tại xã Phụng Công, Châu Giang, Hưng Yên đã cho tổng thu 41,2 triệu đồng/ha trừ chi phí còn lãi 18,9 triệu đồng/ha [17].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23 Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Viên (1996) về các mô hình nghiên cứu cơ cấu cây trồng thích hợp trên vùng đất dốc đã cho thấy: Mô hình canh tác nông lâm kết hợp có tác dụng nâng cao độ che phủ đất và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất; Mô hình canh tác tổng hợp sử dụng quỹ đất theo quan điểm hệ thống, với mục tiêu nhằm sử dụng quỹ đất có hiệu quả, kết hợp chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng ở những nơi có cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế xã hội phát triển [23]
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Nguyên Hải (2000) đã lựa chọn các LUT có triển vọng cho sử dụng đất bền vững của huyện Tiên Sơn (cũ), tỉnh Bắc Ninh với các LUT có hiệu quả cao là LUT chuyên rau màu, LUT 2 lúa – 1 vụ đông, LUT 2 màu – 1 lúạ Các LUT có hiệu quả trung bình thuộc các LUT lúa – cá và LUT 2 lúa [7]
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (2002), trong thực tế ở nhiều nơi cũng đã xuất hiện các mô hình sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có mô hình luân canh cây trồng 3-5 vụ/năm thu nhập bình quân từ 70,0 triệu đồng đến trên 100,0 triệu đồng/ha/năm [15]
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Hữu Thành (2007) tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái cho thấy các LUT 3 vụ (2 lúa – 1 màu, 1 lúa – 2 màu) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các LUT khác. Đây cũng là các LUT bền vững về xã hội và môi trường [10]
Kết quả nghiên cứu của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương (2008) cho thấy: khi chuyển từ trồng lúa sang mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính lãi 36,5 triệu đồng/ha, mô hình nuôi ghép cá rô phi với cá trắm, mè, trôi, chép lãi trung bình 41,2 triệu đồng/ha, tạo nếp sản xuất mới cho các hộ nông dân, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn [22]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Bộ, trên cơ sở đánh giá hệ thống đã xác định mức độ bền vững cao nhất là LUT 1 lúa - 3 vụ rau màu, LUT 2 lúa – cây vụ đông, sau đó đến LUT VAC, LUT chuyên rau màu, LUT 2 lúa [3].