KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)

12 Máy cất đạm 02 2007 Đang sử dụng 13 Máy chiết béo 01 2007 Đang sử dụng

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua phân tích hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm –Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, chúng tôi thấy một số vấn đề tồn tại cần sớm giải quyết, khắc phục mới mong Trung tâm bắt kịp tiến độ tiến tới phòng thí nghiệm đạt chuẩn hay GLP theo các quy định về quản lý chất lượng thuốc hiện hành.

* Về nguồn lực phục vụ cho hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc:

- Cơ sở hạ tầng xuống cấp (tổng diện tích 408m2/42 biên chế, trung bình 9,7m2/người, chưa kể để xe, máy móc, bàn ghế, thiết bị…) nên chưa đủ phục vụ được nhu cầu làm việc và sinh hoạt của CBVC tại đơn vị.

- Về nhân lực còn thiếu đến nay đáp ứng 93,3 % yêu cầu định biên dù có lòng nhiệt tình và yêu nghề nhưng không thể đảm bảo thực hiện tốt một khối lượng lớn các công việc.

- Hệ thống trang thiết bị, máy móc, dung môi, hóa chất… còn thiếu, đặc biệt là máy móc thiết bị thiếu cả số lượng và chủng loại, không đảm bảo cho nhu cầu hoạt động với tầng suất cao.

* Về kết quả của hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc:

Từ những hạn chế về nguồn lực của Trung tâm dẫn đến có thể chưa phản ánh đúng chất lượng thuốc đang lưu hành trên địa bàn. Từ việc phát hiện số lượng thuốc không đạt chất lượng 8,9%, không phát hiện được thuốc giả (trung bình những năm gần đây là 0,08%), chưa kiểm soát được chất lượng thuốc ở vùng sâu; thuốc đông dược - dược liệu nhập khẩu, thuốc nhập khẩu…. Trung tâm cần nâng cấp kịp thời để kết quả kiểm tra của mình phản ánh đúng chất lượng thuốc và có giá trị về mặt pháp lý.

62

- Với cấp Trung ương:

Các Viện Kiểm nghiệm hỗ trợ nguồn tài liệu thử nghiệm đối với các thuốc nhập khẩu, hoặc tư vấn các phương pháp thử nghiệm thích hợp.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch lấy mẫu có trọng tâm, trọng điểm để phản ánh đúng chất lượng thuốc đang lưu hành trên thị trường.

- Với cấp địa phương:

Ủy ban nhân dân Thành phố vả Sở Y tế Thành phố quan tâm đầu tư hơn nữa, tạo điều kiện nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP.

Đầu tư thêm về kinh phí phục vụ cho hoạt động chuyên môn (mua sắm thiết bị, dung môi, hóa chất, chất chuẩn, mua mẫu…) đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vị được giao.

Có chính sách hợp lý, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến phục vụ tại Trung tâm.

- Với Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh:

Vận dụng các mối quan hệ, tranh thủ mọi sự hỗ trợ từ cấp trên để phát huy nguồn lực tài chính để nâng cấp trang thiết bị và nâng cao đời sống Nhân viên.

Tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.

Xây dựng kế hoạch lấy mẫu theo định hướng và chỉ đạo chuyên môn của VKNTTW, để phản ánh đúng chất lượng thuốc trên địa bàn và kịp thời phát hiện thuốc không đạt chất lượng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo liên kết với các Trường và các Viện Kiểm nghiệm để cùng phát triển tạo đội ngũ kế thừa.

1

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)