Dung môi, hóa chất, chất chuẩn làm việc và kinh phí cho hoạt động năm 2013 của Trung tâm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

12 Máy cất đạm 02 2007 Đang sử dụng 13 Máy chiết béo 01 2007 Đang sử dụng

3.1.4. Dung môi, hóa chất, chất chuẩn làm việc và kinh phí cho hoạt động năm 2013 của Trung tâm

3.1.4.1. Dung môi, hóa chất:

Đến hết năm 2013, Trung tâm hiện có khoảng 237 loại dung môi, hóa chất (phụ lục 1), cơ bản đáp ứng đủ cho hoạt động phân tích mẫu tại đơn vị. Tùy vào tính chất các thử nghiệm mà đơn vị sử dụng loại dung môi, hóa chất của các hãng, các nhà sản xuất khác nhau để đảm bảo kết quả thử nghiệm một cách chính xác nhất trong điều kiện tiết kiệm nhất.

Hiện tại Trung tâm ưu tiên sử dụng sản phẩm tinh khiết của các hãng sản xuất uy tín như Merck, Prolabo…cho các thử nghiệm đòi hỏi độ chính xác

37

cao như định tính, định lượng, độ hòa tan…, các phương pháp phân tích dụng cụ như quang phổ UV-VIS, sắc ký lớp mỏng, sắc ký lỏng hiệu năng cao…

Trung tâm cũng có những thuận lợi nhất định trong việc đảm bảo đầy đủ và kịp thời các loại dung môi, hóa chất phục vụ công tác kiểm nghiệm khi có phát sinh những thử nghiệm mới, điều quan trọng chỉ là vấn đề tài chính có đáp ứng hay không.

3.1.4.2. Chất chuẩn:

Tính đến hết năm 2013, tổng số chất chuẩn có tại Trung tâm là trên 128 hoạt chất (chưa tính chuẩn dược liệu) (phụ lục 2). Đơn vị hiện chưa có khả năng tự thiết lập chất chuẩn làm việc hay nhân chuẩn cho mình mà hoàn toàn mua và nhận chất chuẩn từ Viện Kiểm nghiệm thuốc TW và Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh.

Chất chuẩn tại Trung tâm còn ít so với 291 hoạt chất của VKNTTW và 203 nguyên liệu nhân chuẩn của VKNT Tp HCM tính đến thời điểm cuối năm 2013.

Số lượng và giá trị chất chuẩn ngày càng tăng nhanh trên thị trường Việt Nam, đây là một khó khăn lớn đòi hỏi các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư hơn nữa trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra chất lượng thuốc ngày càng đa dạng của thị trường dược phẩm của Thành phố nhà.

3.1.4.3. Kinh phí hoạt động năm 2013:

Bảng 3.12: Hoạt động tài chính năm 2013 của Trung tâm.

Đơn vị: triệu đồng

Tổng kinh phí được cấp

Lương và phụ cấp Hoạt động kiểm nghiệm Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền %

38

Hình 3.5: Tỉ lệ kinh phí dành cho hoạt động kiểm nghiệm và lương.

- Năm 2013 tổng kinh phí cấp cho Trung tâm là 5.619 triệu đồng trong đó lương và phụ cấp cho tập thể CBVC của đơn vị đã chiếm 45,1 % (2.533 triệu đồng), phần còn lại 54,9 % (3.086 triệu) dành cho các hoạt động kiểm nghiệm.

Bảng 3.13: Kinh phí năm 2013 so với năm 2012

Đơn vị: triệu đồng

Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 % so với 2012

Kinh phí được cấp 4.570 5.619 122,9

- So với năm 2012 tổng kinh phí được cấp cho đơn vị có tăng ( hơn 22%), tuy nhiên phần tăng này là do tăng lương cơ bản (tháng 7/2013) và các chế độ phụ cấp, cộng với tình hình giá cả gia tăng, trượt giá, lạm phát…Vì thế phần chi cho hoạt động kiểm nghiệm còn nhiều hạn chế.

- 54,9 % tổng kinh phí cho các hoạt động chuyên môn như mua sắm hóa chất, dụng cụ, chất chuẩn, trả tiền mẫu kiểm nghiệm (theo Luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, phải trả tiền khi lấy mẫu kiểm nghiệm)…, chưa kể các khoản sửa chữa nhỏ, chi công tác phí, văn phòng

Lương và phụ cấp Hoạt động kiểm nghiệm

54,9%

39

phẩm… thật sự khó khăn cho các đơn vị kiểm nghiệm địa phương trong tình hình giá cả gia tăng, có nhiều biến động nhất là các sản phẩm cần nhập khẩu như dung môi, hóa chất tinh khiết, dụng cụ cho phòng thí nghiệm.Theo thống kê của Viện KNTTW phần dành cho các hoạt động chuyên môn ở các Trung tâm Kiểm nghiệm còn thấp, chỉ chiếm 35% tổng kinh phí, như vậy so với các Trung tâm khác, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP.HCM kinh phí dành cho hoạt động kiểm nghiệm cao hơn khoảng 10 %.

- Kinh phí hạn chế một phần là do địa phương và ngành Y tế ưu tiên chú trọng đầu tư nhiều vào lĩnh vực khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm...

Tóm lại, qua việc khảo sát nguồn lực tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm Tp Hồ Chí Minh đến thời điểm cuối năm 2013 cho thấy Trung tâm còn nhiều hạn chế tồn đọng cần giải quyết. Từ nền tảng cơ sở vật chất đến nguồn nhân lực cơ bản cho nhu cầu giải quyết các công việc, hay kinh phí hoạt động…Tất cả chỉ đáp ứng được phần nào cho nhiệm vụ kiểm tra giám sát chất lượng thuốc của một Trung tâm kiểm nghiệm đạt theo ISO 17025 .Từ đây Trung tâm muốn hoàn thành mục tiêu tiến đến đạt chuẩn GLP thì còn cả chặng đường dài và đòi hỏi Trung tâm không ngừng nỗ lực hơn nữa.

3.2. Phân tích một số kết quả kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm KN Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm Tp Hồ Chí Minh năm 2013

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)