XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA MỘT CHẤT ĐIỂM

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM (Trang 51 - 58)

III. Tiến trình dạy học

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA MỘT CHẤT ĐIỂM

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa chuyển động cơ. - Đặt vấn đề : Để khảo sát chuyển động của chất điểm chúng ta cần phải biết những gì ? - Trước tiên ta xác định vị trí của chất điểm

- Cho xe chuyển động trên đường, để đơn giản ta coi xe là chất điểm và quỹ đạo thẳng.

- Trong 3 trường hợp, hãy cho biết vật mốc và tọa độ xác định vị trí của xe là bao nhiêu ? Cĩ nhận xét gì ?

Yêu cầu học sinh rút ra cách xác định vị trí của một chất điểm.

Trong trường hợp vật chuyển động theo quỹ đạo cong ta chọn hệ tọa độ như thế

nào?

Nhắc lại định nghĩa chuyển động cơ. Suy nghĩ và trả lời

Học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời những câu hỏi của giáo viên. Nhận xét : tọa độ xác định vị trí của một chất

điểm cĩ tính tương đối phụ thuộc vào việc chọn hệ tọa độ.

Từ 3 trường hợp trên, học sinh thảo luận và rút ra cách xác định vị trí của một chất điểm.

Hoạt động 5 (5 phút) : Tổ chức dạy học nội dung

XÁC ĐỊNH THỜI GIAN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nhắc lại : Khi vật chuyển động, vị trí của nĩ thay đổi theo thời gian.

Đặt câu hỏi dẫn dắt :

- Đểđo khoảng thời gian chúng ta sử dụng dụng cụ gì ?

- Đơn vịđo khoảng thời gian là gì?

- Giới thiệu : Trong hệ SI (hệ đo lường quốc tế) đơn vị khoảng thời gian là giây.

- Muốn đo khoảng thời gian vật rơi chúng ta phải làm thế nào ?

- Để xác định vị trí của chất điểm, trước tiên ta phải chọn một vật mốc, tương tự

Lắng nghe

Suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên . - Đồng hồ. - Giờ, phút, giây. - Dùng đồng hồ, khi vật bắt đầu rơi ta cho đồng hồ hoạt động, khi vật chạm đất ta cho dồng hồ dừng lại và số chỉ trên đồng hồ cho ta biết khoảng thời gian vật rơi.

để xác định thời điểm trước tiên ta phải chọn gì ? - Để xác định thời điểm vật chạm đất ta cĩ thể chọn gốc thời gian là lúc nào? - Cĩ nhận xét gì về khoảng thời gian vật rơi và thời điểm vật chạm đất nếu chọn gốc thời gian như trên ? - Gốc thời gian. - Lúc vật bắt đầu rơi. - Bằng nhau. Giới thiệu một loại đồng hồ khác thường gặp trong phịng thí nghiệm. Quan sát Xét đồng hồ chúng ta thường sử dụng để

phân biệt rõ thời điểm và khoảng thời gian. Lần lượt đặt các câu hỏi :

- 7h học sinh bắt đầu học và 11h ra về. Hỏi 7h và 11h là thời điểm hay khoảng thời gian ?

- Gốc thời gian là lúc nào ?

- Khoảng thời gian học là bao lâu ?

Quan sát, suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi

- Phân biệt được thời điểm và khoảng thời gian.

Lấy bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1 và bảng vài kỉ lục thế giới để phân biệt thời điểm và khoảng thời gian.

- Bảng giờ tàu và bảng kỉ lục thế giới chỉ

thời điểm hay khoảng thời gian ?

Nhấn mạnh thời điểm cĩ tính tương đối phụ thuộc việc chọn gốc thời gian.

Cho học sinh nêu thêm ví dụ về thời điểm và khoảng thời gian.

Lưu ý : Thời gian cĩ thể được biểu diễn bằng một trục số, trên đĩ gốc 0 được chọn

ứng với một sự kiện xảy ra.

Vận dụng kiến thức vừa học và trả lời - Bảng giờ tàu cho biết thời điểm tàu

đến, tàu đi đĩ cũng là khoảng thời gian tính từ gốc 0h, tức là lúc nửa đêm cùng ngày. - Bảng vài kỉ lục thế giới cho thấy khoảng thời gian đo các kỉ lục đĩ. Học sinh nêu ví dụ Lắng nghe

Hoạt động 6 (5 phút) : Tổ chức dạy học nội dung HỆ QUY CHIẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu và cho học sinh quan sát hình

ảnh minh họa về hệ qui chiếu.

Đặt câu hỏi :

Vật nào được chọn làm vật mốc ? Gốc thời gian được chọn là lúc nào ?

Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu ?

Học sinh quan sát, nghe giảng và trả

lời câu hỏi

Hệ qui chiếu bao gồm hệ tọa độ gắn với vật mốc và một gốc thời gian cùng với đồng hồ. Hệ qui chiếu xác định được vị trí và thời gian. Hệ tọa độ gắn với vật mốc chỉ xác định được vị trí của chất điểm. Hoạt động 7 (5 phút): Tổ chức dạy học nội dung CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Cho học sinh quan sát chuyển động của khoang ngồi đu quay và chong chĩng.

Đặt câu hỏi :

- Cả hai vật chuyển động cĩ giống nhau khơng ?

- Dự đốn quỹ đạo của hai chất điểm bất kì trong mỗi trường hợp cĩ giống nhau khơng ?

Học sinh quan sát chuyển động của 2 vật và trả lời câu hỏi.

Cho học sinh quan sát hình ảnh quỹ đạo chuyển động của 2 chất điểm bất kì đối với mỗi vật và nêu nhận xét.

Cho học sinh rút ra định nghĩa chuyển

động tịnh tiến và nêu ví dụ khác về chuyển

động tịnh tiến

Chuyển động của xe qua cầu và ngăn kéo cĩ phải chuyển động tịnh tiến khơng ?

Học sinh quan sát và nhận xét :

Quỹ đạo của hai chất điểm bất kì của khoang ngồi đu quay giống nhau, cĩ thể chồng khít lên nhau được.

Quỹ đạo của hai chất điểm bất kì của chong chĩng giống nhau, nhưng khơng thể chồng khít lên nhau được.

Nêu định nghĩa chuyển động tịnh tiến và những ví dụ khác. Quan sát chuyển động của vật và quỹ đạo của hai chất điểm bất kì của vật. Kết luận : Chuyển động của xe qua cầu và ngăn kéo là chuyển động tịnh tiến.

Hoạt động 8 (5 phút) : Tổng kết, củng cố bài học và giao cơng việc về nhà cho học sinh

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Lưu ý với học sinh một số vấn đề trọng tâm.

Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

Xem lại những kiến thức trọng tâm của bài và hồn thành phiếu học tập.

Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)