Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm mòn của cặp ma sát cổ góp động cơ điện DC (Trang 38 - 41)

Hình 2.2. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều

Stator Phần ứng từ Trục Vòng bi Cổ góp Chổi than Quạt Nắp động cơ Thân động cơ

Hình 2.3. Sơ đồ trải của động cơ điện 1 chiều

Động cơ điện một chiều có thể phân thành hai phần chính: Phần tĩnh và phần động. - Phần tĩnh hay stato hay còn gọi là phần kích từ động cơ, là bộ phận sinh ra từ trường nó gồm có:

+ Nắp động cơ: Hai nắp động cơ để chứa các bộ phận bên trong và để bảo vệ, tránh các va chạm có thể xẩy ra, tránh bụi hay nước có thể văng vào bên trong. Hai nắp có các rãnh để không khí có thể vào

làm mát. Hình 2.4. Nắp động cơ

+ Vòng bi: Hai vòng bi được gắn trong hai nắp, dùng để cho phần roto quay, tránh ma sát giữa stato và roto. Hình 2.5. Vòng bi Vòng bi Vòng bi

+ Cực từ và vỏ: Vỏ của cực từ là một thùng hình khối, bên trong của nó là các nam châm cung cấp một trong hai từ trường chính của động cơ. Nam châm là lõi thép cực từ và cuộn dây được gắn trên vỏ. Vỏ của cực từ được làm bằng thép mà các đường sức từ đi qua dễ dàng. Mạch từ làm bằng thép để dẫn từ tốt

Hình 2.6. Cực từ và vỏ

- Phần quay hay rôto: Bao gồm những bộ phận chính sau. + Phần ứng: Phần ứng quay cố định

trong vỏ động cơ. Bao gồm một lõi hình trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật điện được gắn trên trục, bề mặt ngoài của lõi có các rãnh để quấn dây, các đầu dây của phần ứng được hàn vào cổ góp. Có thêm một quạt làm mát được gắp trên trục để làm mát

các bộ phận bên trong của động cơ. Hình 2.7. Phần ứng - Cổ góp và chổi than:

Muốn có từ trường thì phải cho dòng điện DC vào phần ứng, chổi than là bộ phận dẫn điện cố định, lò xo dùng để chỉnh lực ép của chổi than lên bề mặt cổ góp. Khi roto quay chổi than cấp điện DC vào cuộn dây phần ứng thông qua tiếp xúc trượt với bề mặt cổ góp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm mòn của cặp ma sát cổ góp động cơ điện DC (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)