Thiết bị đo mòn cặp ma sát chổi than & cổ góp BK-MCG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm mòn của cặp ma sát cổ góp động cơ điện DC (Trang 65 - 67)

Hình 3.4. Thiết bị đo mòn BK-MCG

Thiết bị đo mòn BK-MCG được nối với động cơ không đồng bộ ba pha có công suất N = 0,27 KW, số vòng quay n = 1400 (vòng/phút) bằng khớp các đăng. Số cặp chổi than và cổ góp được thí nghiệm đồng thời là 4 cặp. Sơ đồ cấu tạo thiết bị đo mòn được thể hiện hình 3.5.

1- Động cơ; 2 - Nối trục; 3 - Gối đỡ; 4 - Trục; 5 - Vít; 6 - Giá chổi than; 7 - Cổ góp; 8 - Vít trí; 9 - Dây nối; 10 - Đai ốc công; 11 - Ổ bi; 12 - Đế; 13 - Chổi than;

14 - Bu lông chống xoay; 15 - Bạc; 16 - Bu lông.

Hình 3.5 Cấu tạo thiết bị đo mòn BK – MCG [4]

Nguyên lý hoạt động của thiết bị BK-MCG: Chuyển động quay của động cơ 1 truyền cho trục 4 của thiết bị đo thông qua trục các đăng 2. Trên trục 4 có lắp 4 cổ góp, các chổi than 13 được lắp trên giá đỡ chổi 6, giữ chặt bằng các vít 8, các chổi than luôn tì sát vào cổ góp nhờ lò xo nén của chổi than. Hai ổ bi 11 giúp các chổi than và giá đỡ chổi than có thể chuyển động quay độc lập so với trụ

trục 4 quay nhờ có hai ổ bi 11 và bulông chống xoay 14 nên giá chổi than 6 sẽ không

bị -

Chổi than luôn tì vào cổ góp nên khi trục quay thì giữa chổi than và cổ góp có sự trượt tương đối với nhau dẫn đến xuất hiện lực ma sát. Ma sát chổi than và cổ góp dẫn đến sự mài mòn cho cả chổi than và cổ góp. Sau thời gian thí nghiệm t1 = 5h, t2 = 10h, t3 = 15h, t4 = 20h tiến hành dừng thiết bị đo khối lượng chổi than. Hiệu khối lượng chổi than lúc ban đầu và khối lượng chổi than cân được tương ứng trong từng khoảng thời

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

gian t1, t2, t3, t4, là lượng mòn cần xác định ∆G (g) của chổi than. Áp dụng công thức tính cường độ mòn của cổ góp và lượng mòn cổ góp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm mòn của cặp ma sát cổ góp động cơ điện DC (Trang 65 - 67)