Dựa vào các yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu mòn của cặp ma sát chổi than và cổ góp ta có các thông số thực nghiệm như sau:
Các thông số thực nghiệm
- Thời gian thực nghiệm: t1 = 5h, t2 = 10h, t3 = 15h, t4 = 20h
- Đo lượng mòn theo khối lượng ΔG (g) của chổi than trong điều kiện ma sát khô.
Trình tự thực nghiệm
- Xử lý bề mặt chổi than, cổ góp thật sạch. - Đánh mã số cho từng cặp chổi than & cổ góp.
- Xác định khối lượng chổi than và kích thước cổ góp ban đầu. Lắp 4 mẫu chổi than & cổ góp vào đồ gá của thiết bị đo mòn BK – MCG.
- Kiểm tra các mối nối.
- Kiểm tra các thông số đầu vào
- Sau khi kiểm tra tất cả các điều kiện tiến hành chạy thiết bị đo mòn BK- MCG. Sau khoảng thời gian t1 = 5h thực nghiệm, khối lượng chổi than và kích thước cổ góp sẽ giảm đi so với ban đầu.
Xác định lượng mòn của chổi than: UCT = ΔGCT = GT CT – GS CT (g) (3.1) Trong đó: GT CT: Khối lương chổi than trước khi thực nghiệm (g); GS CT: Khối lượng chổi than sau khi thực nghiệm (g). Từ kết quả đo mòn ở trên xác định cường độ mòn Ih CT của chổi than theo công thức:
Ih CT = / . GCT/(Aa.L) [1] (3.2)
Từ đó xác định được cường độ mòn của cổ góp bằng công thức: IhCG = r a A A . αM . Ih CT [1] (3.3) - Lặp lại trình tự thực nghiệm cho các khoảng thời gian t2 = 10h, t3 = 15h, t4 = 20h, từ xây dựng đường cong mòn của 04 mẫu chổi than.