Hình 2.17. Tiếp xúc của chổi than và cổ góp
Các loại chổi khác nhau tiếp xúc với cổ góp theo cách khác nhau. Bởi vì chổi bằng đồng có độ cứng tương tự như các phiến của vành góp điện, các rotor không thể quay ngược trở các đầu của chổi đồng mà không gây ra hiện tượng đồng thúc vào các phiến và gây thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, chổi đồng dạng băng/tấm mỏng chỉ tạo tiếp xúc tiếp tuyến với vành góp điện, trong khi lưới đồng và chổi dây sử dụng một góc tiếp xúc nghiêng chạm vào cạnh trên các phiến của vành góp điện chỉ có thể quay theo một chiều.
Độ mềm của chổi carbon cho phép tiếp xúc đầu hướng tâm trực tiếp với vành góp điện mà không gây thiệt hại cho các phiến, cho phép dễ dàng đảo chiều hướng rotor, mà không cần phải định hướng lại giá đỡ chổi để vận hành theo hướng ngược lại. Mặc dù không bao giờ đảo chiều nhưg động cơ thiết bị phổ biến sử dụng rotor cuộn cảm ứng, vành góp điện và chổi có chổi tiếp xúc hướng tâm. Trong trường
hợp giá giữ chổi carbon loại phản ứng, chổi carbon có thể được đổi chiều nghiêng với vành góp điện để vành góp điện có xu hướng đẩy carbon để tiếp xúc chắc chắn.
Trong quá trình nghiên cứu về ma sát và mòn của cặp ma sát chổi than và cổ góp ta nhận thấy có hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình ma sát và mòn là ma sát giới hạn và bôi trơn chất rắn. Chính vật liệu chổi than vừa là vật liệu ma sát vừa là chất bôi trơn rắn. Nó tạo ra và duy trì chế độ ma sát bôi trơn giới hạn bằng chất rắn. Màng giới hạn trong trường hợp này có độ bền nén cao và độ bền cắt nhỏ nên có hệ số ma sát nhỏ.
Chổi than trong quá trình làm việc luôn chịu áp lực tiếp xúc nên bề mặt cổ góp. Áp lực của chổi than tì lên cổ góp chính là lực nén của lò xo vào chổi than. Nếu áp lực của lò xo yếu chổi than sẽ có tia lửa, hồ quang, nếu áp lực của lò xo quá lớn ma sát và mòn sẽ tăng, chổi than và cổ góp đều nhanh bị phá hủy. Khoảng lực nén của lò xo để chổi than làm việc tối ưu là 180 g/cm2
khi đó lượng mòn là nhỏ nhất.