Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm mòn của cặp ma sát cổ góp động cơ điện DC (Trang 76 - 79)

Từ kết quả thực nghiệm đã vẽ được đồ thị lượng mòn U của 04 loại chổi than phụ thuộc vào thời gian hay quãng đường ma sát. Tất cả đều phù hợp với lý thuyết mòn đã nghiên cứu ở Chương 1. Lượng mòn của 04 cặp chổi than đo được đều tuân theo quy luật mòn: Trong 05 giờ đầu tiên đo được kết quả lớn nhất thể hiện đang trong giai đoạn 1 (giai đoạn chạy rà) trong các khoảng thời gian thí nghiệm tiếp theo lượng mòn không tăng nhiều như 05 giờ đầu và dần đi vào ồn định thể hiện giai đoạn 2 (giai đoạn ổn định) tuy nhiên vẫn có sự khác biệt ở lượng mòn của 04 cặp chổi than cho thấy sự khác biệt trong việc chế tạo chổi than của các hãng sản xuất.

Cặp chổi than số 4 là cặp chổi than giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được đóng gói, bảo quản tốt nên lượng mòn cũng như cường độ mòn lớn,

dẫn tới tuổi thọ của cặp chổi than và cả của cổ góp nhỏ hơn khoảng 5 lần so với cặp chổi than số 3 là chổi than có chất lượng tốt, có thương hiệu, được đóng gói, bảo quản cẩn thận.

Cặp chổi than số 1 và số 2 là cặp chổi than có chất lượng và giá thành trung bình nên cường độ mòn và lượng mòn đo được là khá tương đồng, tuổi thọ đạt được gần 1/2 so với cặp chổi than số 3.

Tuổi thọ của 04 loại chổi than phổ biến trên thị trường đã được dự kiến thông qua giả thiết chiều cao lớp mòn [U] là 1 cm và của cổ góp là 1 mm. Kết quả thí nghiệm và tính toán cho thấy, tuổi thọ của cổ góp dài hơn tuổi thọ của chổi than gần 9 lần.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Luận văn đã ứ ề quá trình mòn, chỉ ra

nguyên nhân của các dạng hư hỏ ổ chức ổi

than - cổ ề mòn sẽ xác định được tuổi thọ dự kiến của các loại chổi than thí nghiệm, từ đó có kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phục hồi cổ góp phù hợp.

2. Qua các kết quả thực nghiệm cho thấy tuổi thọ của cổ góp dài hơn tuổi thọ của chổi than gần 9 lần điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi vật liệu làm cổ góp cứng hơn nhiều lần so với vật liệu làm chổi than vì vậy nó có tốc độ mòn nhỏ hơn nhiều so với chổi than

3. Từ kết quả thực nghiệm đã tính được cường độ mòn của các loại chổi than phổ biến trên thị trường (nằm trong khoảng từ 9,45.10-6 đến 80,4.10-6) và dự báo được tuổi thọ của cặp ma sát chổi than cổ góp của động cơ điện DC trong các điều kiện tương tự như thực nghiệm.

4. Kiến nghị: Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm người làm luận văn nhận thấy: Quá trình mòn chổi than và cổ góp là một quá trình phức tạp, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, rung động, tải, lực nén lò xo, vật liệu chế tạo v.v. C n tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu hơn để có các biện pháp nhằm tăng tuổi thọ và hạn chế các hư hỏng không mong muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Văn Hùng, Ma sát học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007; [2] Nguyễn Doãn Ý, Giáo trình ma sát mòn bôi trơn Tribology. NXB Khoa học và

Kỹ thuật, 2008;

[3] Đinh Văn Chiến, Giáo trình Ma sát, mòn, bôi trơn máy và thiết bị mỏ, dầu khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008;

[4] Lê Đức Bảo, Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ẩm đến cặp ma sát chổi than & cổ góp của động cơ điện trong máy công cụ Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2011.

Tiếng Anh

[5] Gwidon W. Stachowiak and Andrew W. Batchelor, Engineering Tribology. 2006 [6] Brush life in DC motors. Robert J. Hamilton, senior product specialist, Reliance

Electric. Jul 04, 1997

[7] https://anekalistrik.wordpress.com/2009/05/02/commutator-surface-conditions/ [8] https://en.wikipedia.org/wiki/Commutator_(electric)

[9]http://www.engineeringcarbonproducts.com/reports/Assessing%20the%20Perform ance%20of%20Carbon%20Brushes.pdf

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm mòn của cặp ma sát cổ góp động cơ điện DC (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)