Các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi có sự vi phạm hợp đồng mua

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – T hực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam (Trang 40 - 45)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1.4.Các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi có sự vi phạm hợp đồng mua

mua bán hàng hóa

a. Khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi (do vi phạm hợp đồng) mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết. Vi phạm hợp đồng là việc mà một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. Xảy ra sự kiện bất khả kháng: đó là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Bên vi phạm hợp đồng, bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm; bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả tổn thất có thể xảy ra.

Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia được biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp

thời cho bên kia thì bắt buộc phải bồi thường thiệt hại. Nghĩa là bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận để kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng sẽ được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả.

b. Các quy định của pháp luật về hình thức trách nhiệm pháp lý

LTM 2005 đã quy định bên vi phạm phải chịu mọi trách nhiệm về những hành vi vi phạm các thỏa thuận giữa các bên chủ thể. Các hình thức trách nhiệm pháp lý cụ thể như:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh (Điều 297 - LTM). Thông thường, đây là biện pháp được ưu tiên áp dụng trước khi áp dụng các biện pháp khác. Chế tài này áp dụng trong trường hợp: Khi bên vi phạm giao thiếu hàng thì phải giao đủ hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa hoặc giao hàng khác thay thế theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại để thay thế nếu không được sự chấp nhận của bên bị vi phạm.

Khi bên vi phạm không thực hiện theo quy định nêu trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

Bên bị vi phạm phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Phạt vi phạm

Điều 300 LTM 2005 quy định: "Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Luật Thương mại". Các bên có thể thỏa thuận mức phạt đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301- LTM 2005).

Buộc bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc buộc bên vi phạm trả tiền bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực

tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 300 và Điều 301 - LTM 2005).

Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng: Tất cả những hành vi không theo đúng cam kết trong hợp đồng đều bị coi là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, không phải tất cả những hành vi ấy đều dẫn đến việc áp dụng hình thức trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại. Chỉ những hành vi nào trực tiếp dẫn đến những thiệt hại vật chất mà bên kia phải gánh chịu mới tạo thành cơ sở của hình thức bồi thường thiệt hại.

- Có thiệt hại thực tế: Những thiệt hại này phải là thiệt hại về vật chất và là những thiệt hại thực tế, tức là phải có thể tính toán và chứng minh được chứ không phải là do suy diễn mà có. Thiệt hại về khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ là những khoản thu đã được dự liệu khi ký hợp đồng hay ít ra là từ trước khi có hành vi vi phạm. Bên có thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất (Điều 304 - LTM 2005).

- Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng của một bên và thiệt hại vật chất của bên kia: Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là nguyên nhân trực tiếp và cơ bản dẫn đến thiệt hại của bên kia và thiệt hại này là kết quả không thể tránh khỏi của hành vi vi phạm hợp đồng.

Bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài buộc bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận trước đó về phạt vi phạm.

Tạm ngường thực hiện hợp đồng

Đây là một chế tài mới quy định tại LTM 2005, theo đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực. Trong khi đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Là một chế tài mới quy định tại LTM 2005, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Trong trường hợp một hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2005.

Hủy bỏ hợp đồng

Điều 312 LTM 2005 quy định, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Đây là một quy định mới so với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 về các trường hợp áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Chế tài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên thỏa thuận và cần phải ghi vào hợp đồng trong điều khoản: "điều kiện hủy hợp

đồng". Chế tài hủy bỏ hợp đồng còn được áp dụng trong các trường hợp một bên vi phạm

cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Việc hủy hợp đồng sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý sau:

- Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng bị hủy sẽ không còn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.

- Mỗi bên có quyền đòi hỏi lại lợi ích cho việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu do việc hủy hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời. Nếu không thể hoàn trả được bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

- Quyền đòi bồi thường thiệt hại do hủy hợp đồng thuộc về bên bị vi phạm (Điều 314 - LTM 2005). Đối với vi phạm không cơ bản thì bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.1.5. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Có thể hiểu tranh chấp phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung hợp đồng đã thỏa thuận. LTM 2005 có quy định 4 phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại gồm 4 phương thức, đó là thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án (Điều 317).

a. Các quy định của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng

Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác và đầy đủ những kiến thức am hiểu về chuyên môn pháp lý. Thương lượng thật sự đã trở thành quá trình trao đổi, bày tỏ ý trí giữa các bên để tìm giải pháp thích hợp nhất.

Thông qua phương thức này, phần lớn các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giải quyết vì nó đơn giản mà không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý, ít tốn kém hơn và điều quan trọng là nó không làm phương hại đến quan hệ hợp

tác vốn có của các bên trong kinh doanh cũng như giữ được bí mật kinh doanh của các bên.

Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp áp dụng phương thức này. Vì thế, các bên có toàn quyền thỏa thuận mọi vấn đề về địa điểm, thời gian, nội dung và cách thức cụ thể giải quyết tranh chấp. Pháp luật không có quy định cụ thể cho phương thức này.

b. Các quy định của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Khác với thương lượng, là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.

Phương thức giải quyết này cũng có nhiều ưu điểm như thủ tục được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Các bên không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Phương thức này mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án.

c. Các quy định của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuản tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhiều nhất để giải quyết tranh chấp trong các quan hệ thương mại nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói chung. Ưu điểm của phương thức này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình.

d. Các quy định của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án

nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả. Sẽ làm cho hoạt động kinh doanh thương mại và các hợp đồng ký kết trở nên khó khăn hơn khi liên quan đến sự phân xử của tòa án, gây ra phiền hà cho các bên khi tham gia hợp đồng mua bán và trao đổi hàng hóa. Như vậy, để tránh phải đi ra Tòa án phân xử thì các bên trước khi tham gia ký hợp đồng mua bán nên tìm rõ đối phương, các bên tham gia và có quy định cụ thể trước khi ký hợp đồng mua bán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – T hực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam (Trang 40 - 45)