6. Kết cấu của khóa luận
2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
hàng hóa tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam
Việc giao kết hợp đồng tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam thường được thực hiện bằng văn bản. Tuy nhiên một số đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng miệng và việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đôi khi lại được chấp thuận bằng sự im lặng. Lấy ví dụ về hợp đồng giao kết bằng miệng và 2 Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty Cổ phần Onebigdream với công ty TNHH Kinh doanh thương mại An Khánh và công ty Cổ phần Vera Group, từ đó nêu ra thực trạng của việc thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty.
- Thứ nhất, về chủ thể giao kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa ở công ty Cổ phần Onebigdream Việt Nam được giao kết với rất nhiều chủ thể, công ty đóng vai trò là bên mua hoặc đóng vai trò là bên bán. Những hợp đồng giao kết một lần, giá trị không quá lớn có thể không quá chặt chẽ, những hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa được thực hiện với khách hàng thân quen, lặp lại nhiều lần lại cần các điều lệ chặt chẽ và nhất quán với nhau. Trong vai trò là bên bán nguyên vật liệu thì chủ thể giao kết sản phẩm với công ty là các hộ nông dân trồng các loại quả, hoa, chè,… ở khu vực miền núi phía Bắc; với chủ thể cung ứng chai lọ, hũ thủy tinh, chai dược phẩm là công ty TNHH Kinh doanh thương mại An Khánh. Trong vai trò là bên mua thành phẩm sau sản xuất, chủ thể giao kết hợp đồng lại là công ty Cổ phần Vera Group. Ở công ty Cổ phần Onebigdream Việt Nam đang xảy ra một tình trạng đáng quan ngại là vẫn còn sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa thực hiện miệng với khách hàng, các nhà buôn và bạn hàng thân quen. Đây là một số hợp đồng giá trị không quá lớn nhưng khi phát sinh mâu thuẫn lại rất khó tìm căn cứ giải quyết. Những khách hàng thân quen của công ty cũng sử dụng thói quen khi giao kết hợp đồng, tức là một số điều khoản không đưa vào văn bản hợp đồng nhưng hai bên vẫn dựa vào thói quen để thực hiện, và không có ý định loại bỏ.
- Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng. Là công ty chuyên sản xuất và phân phối tinh dầu thơm và các loại bóng đèn xông tinh dầu, nên đối tượng của hợp đồng có 3 loại, đó là nguyên vật liệu thô (hoa, quả, quế, hồi,…), chai lọ thủy tinh và tinh dầu thành phẩm. Trong trường hợp mua nguyên vật liệu để sản xuất thì đối tượng hợp đồng là nguyên vật liệu thô và các loại chai lọ thủy tinh. Cụ thể hơn, trong hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty công ty TNHH Kinh doanh thương mại An Khánh thì đối tượng là 3 loại mặt hàng chai thủy tinh với những dụng tích khác nhau. Trong trường hợp bán sản phầm thì đối tượng của hợp đồng lại là các lọ tinh dầu thơm với những dung tích và loại khác nhau.
Sau khi sản xuất ra thành phẩm, công ty chủ yếu thực hiện hợp đồng mua bán tinh dầu thơm đối với khách hàng trong nước. Tuy không mạnh trong việc xuất khẩu mặt
hàng ra thị trường quốc tế nhưng công ty cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam cũng một số lần thực hiện những giao kết mua bán ra thị trường nước ngoài. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu sản phẩm về tinh dầu ra thị trường quốc tế, đòi hỏi công ty phải nắm rõ những quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại không chỉ trong nước mà còn là hợp đồng thương mại quốc tế. Tinh dầu thơm và bóng đèn tinh dầu xông hơi là loại mặt hàng dược mĩ phẩm khí, là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, theo Luật Đầu tư 2014, việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa phải đảm bảo tuân thủ đủ các điều kiện của hoạt động kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải kiểm soát để tuân thủ các quy định về thuế, lệ phí để hoàn thành trách nhiệm với cơ quan nhà nước. Cũng theo thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý thẩm mĩ, trước khi phân phối ra thị trường, công ty Cổ phần Onebigdream Việt Nam đã công bố bản tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về các loại mặt hàng mà công ty mình đang kinh doanh.
- Thứ ba, về nội dung hợp đồng. Khi mua nguyên liệu, công ty Cổ phần Onebigdream Việt Nam cho người lên vùng núi phía Bắc thu mua, việc mua bán chỉ giao kết bằng miệng. Công ty thương lượng về giá cả với các hộ nông dân và vận chuyển đưa về nhà máy để trực tiếp sản xuất. Đối với hợp đồng mua bán chai lọ và sản phẩm tinh dầu thành phẩm, công ty sử dụng văn bản. Trong hợp đồng bằng bản, công ty thỏa thuận với bên đối tác về tên sản phẩm, giá cả, hình thức thanh toán, địa địa giao hàng,…
- Thứ tư, về trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Với đề nghị giao kết hợp đồng, có hai loại đối tượng nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam, đó là các hộ nông dân, công ty TNHH Kinh doanh thương mại An Khánh và công ty Cổ phần Vere Group. Đối với quá trình thu mua các loại quả, hoa,… để sản xuất tinh dầu, công ty cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam thường đề nghị bằng lời nói, sau đó thực hiện quá trình thu mua và vận chuyển về nơi sản xuất. Đối với hợp đồng mua chai lọ đựng thành phẩm, công ty liên hệ trực tiếp với công ty TNHH Kinh doanh thương mại An Khánh để thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng mua bán chai lọ, hũ thủy tinh. Đối với việc bán sản phẩm ra thị trường, công ty có phát tờ rơi để quảng cáo gửi đến công chúng, khách hàng, đối tượng có nhu cầu. Sau khi nhận được các tờ rơi, khách hàng đến các đại lý của công ty để mua hàng theo đúng giá cả và sản phẩm quảng cáo của tờ rơi. Ngoài ra công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam còn chào hàng bằng việc giới thiệu và quảng cáo sản phẩm trên một số trang web. Tuy nhiên trên tờ rơi hay trang wed quảng cáo sản phẩm lại không ghi ngày tháng kết thúc đợt bán sản phẩm dẫn đến tình trạng một đợt bán sản phẩm từ rất lâu sau khi sản phẩm đã bán hết vẫn có khách hàng đến hỏi và đặt mua sản phẩm. Theo BLDS 2005 một lời đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận phải có đối tượng xác định. Tuy nhiên BLDS 2015 đã thay đổi nội dung này, với một lời đề nghị giao kết hợp
đồng có đối tượng hướng tới là công chúng vẫn được tính là lời đề nghị giao kết hợp đồng và vẫn phát sinh trách nhiệm với bên đề nghị. Với đề nghị giao kết hợp đồng với đối tượng khách hàng cụ thể thường là các nhà cung cấp và khách hàng mua số lượng lớn. Các đề nghị này được phát sinh thường bằng văn bản qua hình thức gửi email. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt với khách hàng thân thiết lời đề nghị giao kết có thể phát sinh bằng lời nói qua một số trao đổi miệng. Điều này dẫn đến khi thực hiện hợp đồng có một số thay đổi so với thỏa thuận ban đầu lại không có căn cứ đối chiếu để xác định rõ ràng nội dung thỏa thuận. Với những trường hợp này công ty thường giải quyết bằng cách thỏa thuận lại bằng miệng, những thỏa thuận này đôi khi dẫn tới mất đi quyền lợi ích chính đáng của một bên, đôi khi thỏa thuận miệng lần thứ hai không giải quyết được lại dẫn tới tranh chấp phát sinh.
+ Về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khi thu mua nguyên liệu thì các bên thực hiện theo thói quen đã giao kết từ trước. Nhưng đối với chấp nhận đề nghị giao kết trong việc mua chai lọ thủy tinh, thì bên bán chấp nhận bằng việc gửi thư điện tử cho công ty. Trong hợp đồng mua bán tinh dầu đối với công chúng và khách hàng, việc chấp nhận đề nghị lại chỉ bằng việc gặp trực tiếp để thông báo.