Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – T hực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1.1.Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa không có quy định riêng, BLDS 2015 là văn bản điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung trong đó có các loại hợp đồng thông dụng chính vì vậy các quy định của BLDS 2015 được lấy làm cơ sở pháp lý khi tham gia giao kết của các bên chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa về nguyên tắc chung về hợp đồng, thủ tục giao kết, thời điểm hợp đồng giao kết. Nội dung chính của pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: hình thức, chủ thể, nội dung giao kết hợp đồng và trình tự giao kết hợp đồng.

a. Các quy định của pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân, hoạt động thương mại độc lập thường xuyên liên tục, nhằm mục đích lợi nhuận, có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi…bao gồm bên mua, bên bán và bên trung gian (nếu có). Theo quy định tại khoản 1 điều 6 LTM 2005 thì “thương

nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” . Ngoài chủ thể là thương

nhân, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là cá nhân, tổ chức khác.

Chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải có từ hai chủ thể trở lên. Và các chủ thể đều phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Đây cũng là một trong những điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại khoản 1 điều 117 BLDS 2015.

b. Các quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại điều 24 LTM 2005, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể như sau: hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó, điển hình nhất như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

c. Các quy định của pháp luật về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa

giao kết hợp đồng phải quan tâm. Pháp luật Việt Nam hiện hành không bắt buộc các bên chủ thể phải thỏa thuận những nội dung nào trong hợp đồng. Tuy nhiên, các nội dung cơ bản mà các bên phải nêu rõ trong hợp đồng là đối tượng hợp đồng, vấn đề giá cả, chất lượng và số lượng hàng hóa, thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán,… Thông qua những thỏa thuận về nội dung hợp đồng, các bên chủ thể giao kết sẽ xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như xác định các chủ thể khác tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa. Khoản 1 điều 441 và điều 62 LTM 2005 còn đề cập đến nội dung thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chuyển rủi ro để bảo đảm quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ là căn cứ đảm bảo để các bên thực hiện đúng thỏa thuận và đạt được mục đích ban đầu của mình đề ra.

d. Các quy định của pháp luật về trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được giao kết theo trình tự gồm ba bước đó là: Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Quy định của pháp về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: Theo quy định tại điều 386 BLDS 2015, có thể hiểu lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia. Lời đề nghị này mới chỉ thể hiện ý chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng và phải được chấp nhận bởi các bên còn lại mới hình thành sự nhất chí thỏa thuận chung. Đề nghị giao kết hợp đồng phải có các điều khoản chủ yếu như đối tượng của hợp đồng mà cụ thể ở đây là hàng hóa hay địa điểm giao hàng hoặc phương thức thanh toán; phải thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm đồng thời hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định và phải tuân theo hình thức pháp luật quy định. Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chủ thể phía bên kia nhận được đề nghị. Cụ thể là thời điểm đề nghị được chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị hoặc được đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Theo quy định của pháp luật, đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo một trong các trường hợp:

+ Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp thuận

+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận mà bên được đề nghị không trả lời + Bên đề nghị thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực + Bên đề nghị thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực

+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

nhận giao kết hợp đồng bao gồm cả công chúng. Trước đây BLDS 2005 chỉ quy định chủ thể nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng là một đối tượng cụ thể, nhưng hiện nay theo quy định tại điều 386 BLDS 2015 quy định đối tượng nhận đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm cả công chúng. Điều này có nghĩa là những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng như in tờ bướm, phát tờ rơi, quảng cáo đều được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng và bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng hình thành và ràng buộc các bên

- Quy định của pháp về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: Việc chấp nhận đề nghị giao kết trong LTM 2015 không có bất kỳ điều khoản nào quy định về nó, tuy nhiên chỉ có thể dựa vào quy định tại BLDS 2015 để hiểu rằng đó là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Bên nhận được đề nghị trả lời cho bên đề nghị trong thời hạn quy định bằng một thông báo chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong lời đề nghị. Bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với bên đề nghị bằng nhiều hình thức khác nhau, như gặp trực tiếp, gọi điện thoại hoặc gửi thư điện tử. Thậm chí có thể im lặng khi nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiện, sự im lặng không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên chủ thể trong hợp đồng đã có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được lập ra từ trước.

- Quy định của pháp về thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối với các hợp đồng giao kết với hình thức khác nhau thì thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là khác nhau. Theo quy định thì ta có thể xác định được thời điểm giao kết hợp đồng trong kinh doanh theo các trường hợp cụ thể như sau:

+ Đối với loại hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm bên sau ký tên vào văn bản (hợp đồng đủ chữ ký của các bên) chính là thời điểm giao kết hợp đồng.

+ Đối với loại hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì thời điểm hợp đồng được giao kết là khi bên đề nghị giao kết nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

+ Đối với loại hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm mà các bên thỏa thuận xong về nội dung hợp đồng chính là thời điểm giao kết hợp đồng. Để chứng minh việc các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng bằng lời nói thì các bên có thể sử dụng những chứng cứ hợp pháp, biện pháp để chứng minh.

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng có nghĩa là trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì sự im lặng của các bên được đề nghị đến khi hết hạn trả lời cũng có thể được coi là căn cứ để xác định hợp đồng đã được giao kết hay chưa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – T hực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam (Trang 25 - 28)