6. Kết cấu của khóa luận
3.3. Một số vẫn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các hợp đồng mua bán hàng hóa có tính quốc tế, do đó nội dung tranh chấp cũng đa dạng, phức tạp hơn. Điều này đã đưa ra
một vấn đề cần được nghiên cứu một cách cụ thể là làm thế nào để giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc và giảm thiểu rủi ro khi tranh chấp xảy ra.
Vốn dĩ, hoạt động thương mại thường gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa bởi vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận chuyển và hàng hóa thường bị mất mát, hư hỏng trong quá trình chuyên chở. Rủi ro là điều mà không ai muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm, từ thời điểm đó người bán hết phải chịu rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Có thể nói rằng, vì tính quan trọng của nó nên thời điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định bởi những quy định đặc biệt. Từ thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua, người mua phải chịu hậu quả của việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do những tình huống bất thường. Để buộc người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa hay hàng hóa bị thiếu, người mua phải chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trước thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua. Theo nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro sang người mua liên quan đến hai sự kiện pháp lý hoàn toàn khác nhau: thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm giao hàng. Việc xác định thởi điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua là một việc không đơn giản. Vì thế, đây cũng là một đề tài cấp thiết cần nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Luật pháp đang trở thành công cụ quan trọng đem đến nhiều thành công và bảo vệ cho các doanh nghiệp từ các tranh chấp phát sinh. Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam có nhiều sự thay đổi lớn. Nền kinh tế thị trường đang được hình thành và đồng bộ một cách rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũng đã đặt ra nhiều yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cũng đã thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế, khắc phục những nội dung bất cập, không đi vào thực tiễn của một số văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động mua bán hàng hóa đã phát triển từ rất lâu đời. Mặc dù vậy, vẫn còn có rất nhiều những vấn đề xảy ra trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Với mỗi quốc gia ở mỗi thời kỳ khác nhau đều tồn tại những vấn đề khác nhau cần phải được giải quyết để hoạt động kinh doanh có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam, em nhận thấy rằng, dù hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty chưa thực sự đầy đủ, ràng buộc và chi tiết nhưng công ty luôn cố gắng thực hiện đúng theo hợp đồng, tránh những tranh chấp xảy ra, từ đó nâng cao vị thế, uy tín của công ty trên thị trường.
Với dung lượng của một bài khóa luận và kiến thức có hạn, bài khóa luận của em chắc chắn còn nhiều sai sót, em kính mong thầy cô xem xét và giúp em hoàn thiện hơn nội dung bài khóa luận. Cảm ơn quý thầy cô và độc giả đã dành thời gian để xem xét và đánh giá bài khóa luận của em.