Cơ sở thực tiễn việc nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – T hực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.1. Cơ sở thực tiễn việc nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán

điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2.1. Cơ sở thực tiễn việc nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hợp đồng muabán hàng hóa bán hàng hóa

Nhằm thực hiện việc công khai, minh bạch hoá hệ thống pháp luật, đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, công dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một trong những giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật. Luật thương mại 2005 còn nhiều nội dung sơ sài, thiếu chi tiết, thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật khác.

Một trong những tồn tại của pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là giữa BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Vì vậy, cần có sự sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về hợp đồng theo đúng hướng mà BLDS đã xây dựng. BLDS 2015 được coi là bộ luật gốc, vì vậy cần có quy định mang tính bao quát và tạo một không gian nhất định để các văn bản luật và dưới luật khác tùy theo từng trường hợp, trong lĩnh vực của mình sẽ tự quy định cụ thể đối với trường hợp đó một cách hợp lý và thực tế nhất. Mặc dù một nguyên tắc chung là khi có sự khác biệt giữa luật chuyên ngành và luật chung thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, nhưng các quy định của luật chuyên ngành có nhiệm vụ quy định rõ hơn về một vấn đề chứ không thể có cách tiếp cận trái ngược so với luật chung và phải tuân theo những nguyên tắc ban đầu cũng như tinh thần mà luật chung đã đưa ra. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế, pháp luật nên có những sự thay đổi cần thiết.

Thứ nhất, cần sửa đổi quy định về địa điểm giao hàng. Pháp luật cần quy định cụ thể về ấn định địa điểm giao hàng cụ thể nếu các bên không có thỏa thuận để dễ dàng cho các bên thực hiện hợp đồng. Vì theo điểm c khoản 2 điều 35 LTM 2005, bên nhận hàng không thể biết mình sẽ nhận hàng ở đâu. Trong trường hợp không có thỏa thuận giao hàng nên quy định rằng hàng hóa sẽ được giao tại nơi sản xuất của bên bán để hai bên không lúng túng trong quá trình thực hiện hợp đồng

Thứ hai, quy định chi tiết về thời hạn giao hàng. Ngoài địa điểm giao hàng, pháp luật cũng cần lưu ý đối với “ trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng” (Khoản 3 Điều 37 LTM 2005) thì xác định thế nào là “một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng ”. Phương thức và tiêu chí để xác định khoảng thời hạn này không được quy định trong LTM 2005. Do đó, nếu hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng, tranh chấp rất dễ xảy ra do cách thức tiếp cận quy định trên của các bên sẽ khác nhau. Vì thế pháp luật nên bổ sung lại điều khoản về nội dung cơ bản của hợp đồng là cơ sở cho các chủ thể soạn thảo và thực hiện hợp đồng để phòng tránh rủi ro. Những quy định về khắc phục các trường hợp thiếu điều khoản cơ bản của hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể để các bên dễ dàng xác định và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

Thứ ba, điều chỉnh lại quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển tại điều 60- LTM năm 2005 cho phù hợp với thực tiễn quốc tế. LTM 2005 ra đời nhưng chưa phù hợp, đồng nhất với Công ước viên 1980 về vấn đề chuyển đổi rủi ro. Theo đó, trong các điều từ 57 đến 61 Luật Thương mại năm 2005 chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là “khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền”. Theo công ước viên

1980: “người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển. Trừ trường hợp lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc không thể không biết rằng hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng nhưng không thông báo cho người mua”.

Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh vấn đề thực hiện pháp luật, quy định chi tiết cách giải thích luật và áp dụng luật. Nên xem xét đến vấn đề áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Điều này sẽ giúp cho việc áp dụng các hình thức chế tài có sự đổi mới, có sự so sánh tương quan với các vụ án đã xử để có được bản án chính xác và công minh nhất. Cần bổ sung các quy định mới về giá trị của điều lệ, quy chế và điều kiện giao dịch của doanh nghiệp, pháp nhân, tổ chức trong mối quan hệ với pháp luật hợp đồng; làm cho pháp luật hợp đồng của Việt Nam tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – T hực tiễn thực hiện tại công ty Cổ phần đầu tư Onebigdream Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w