6. Kết cấu của khóa luận
2.1.3. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
a. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên. Các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, pháp luật quy định những nguyên tắc có tính chất bắt buộc phải
tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định của BLDS 2015, việc thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.
- Thực hiện 1 cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
- Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
b. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên chủ thể thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa các bên trước tiên phải dựa vào những điều khoản đã thỏa thuận trên tinh thần thiện chí, bình đẳng và tôn trọng nhau. Các quy định của pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ được áp dụng khi trong nội dung hợp đồng các bên chưa đưa ra những điều khoản cụ thể.
Nghĩa vụ giao nhận hàng hóa của các bên
Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mang tính song vụ. Do đó, mỗi bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa vừa có quyền vừa có nghĩa vụ, quyền của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Theo quy định Điều 34 của LTM 2005, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thoả thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật.
Nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hoá từ bên bán. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện các công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, những công việc này có thể khác nhau trong những trường hợp cụ thể. Cần lưu ý, việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với việc người mua đã chấp nhận về hàng hoá được giao. Theo LTM, sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá đã được giao, nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được
trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng cho bên mua. Số lượng hàng hoá phải được ghi chính xác, rõ ràng theo sự thoả thuận của các bên chủ thể và tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước với từng loại hàng như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc, KW, KV, A…Nếu tính trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bao bì. Trong những hợp đồng có mua bán nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng của từng loại, sau đó ghi tổng giá trị vật tư, hàng hoá mua bán. Nếu các bên phải thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước giao đối với loại hàng hoá đặc biệt nào đó thì phải ghi vào hợp đồng đúng số lượng hàng hoá theo số lượng nhà nước giao (trừ trường hợp không thể đáp ứng đủ phải báo cáo cấp trên điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch).
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, chất lượng và quy cách hàng hóa cho bên mua. Đối tượng, chất lượng và quy cách hàng hoá là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng phải phải ghi rõ phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị, độ ẩm, tạp chất… Nhưng tuỳ từng loại hàng hóa mà hai bên có thể thoả thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách cho phù hợp. Thông thường đối với hàng công nghiệp được tiêu chuẩn hoá, có các loại tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn địa phương, và tiêu chuẩn ngành kinh tế. Nếu chưa được tiêu chuẩn hoá các bên phải thoả thuận chất lượng bằng sự miêu tả tỉ mỉ, không được dùng khái niệm chung chung, khó quy trách nhiệm khi có sự vi phạm như: “chất lượng phải tốt”, “hàng hoá phải bảo đảm” hoặc “hàng phải khô” hay “còn ăn được”.
Đối với hàng hoá có chất lượng ổn định thường được thoả thuận theo mẫu hàng hóa, đó là hàng hóa được sản xuất hàng loạt. Yêu cầu khi chọn mẫu phải tuân theo các nguyên tắc:
+ Phải chọn mẫu của chính lô hàng hóa ghi trong hợp đồng;
+ Mẫu hàng hóa phải mang tính chất tiêu biểu cho loại hàng hóa đó;
+ Số lượng mẫu ít nhất là 3, trong đó mỗi bên giữ một mẫu và giao cho người trung gian giữ một mẫu.
Mẫu hàng hóa là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng nên phải cặp chì, đánh dấu, ghi số hợp đồng vào mẫu…để đề phòng mất mát và tránh tranh chấp xảy ra sau này.
Ngoài ba phương pháp quy định chất lượng hàng hoá phổ biến trên, trong thực tế ký kết hợp đồng còn áp dụng những phương pháp sau:
+ Xác định chất lượng theo điều kiện kỹ thuật: Bao gồm những đặc tính kỹ thuật cụ thể, mô tả loại vật liệu sản xuất ra hàng hoá, nguyên tắc và phương pháp kiểm tra, thử nghiệm. Điều kiện kỹ thuật thường dùng xác định chất lượng hàng hóa được thực hiện
theo đơn đặt hàng cá nhân, chẳng hạn: tàu biển, thiết bị công nghiệp phức tạp, loại thiết bị duy nhất. Điều kiện kỹ thuật đối với máy móc và thiết bị có thể do chính người đặt hàng đưa ra và người cung cấp sẽ chấp nhận khi ký hợp đồng mua bán, hoặc là do công ty cung cấp nêu ra và người đặt hàng phê chuẩn. Điều kiện kỹ thuật được đưa ra ngay hoặc trong văn bản hợp đồng hoặc trong phụ lục của hợp đồng.
+ Xác định sau khi đã xem sơ bộ: Trong hợp đồng phương pháp này được thể hiện bằng những từ “đã xem vàcđồng ý “. Với phương pháp này người mua được quyền xem toàn bộ lô hàng hóa trong một thời gian quy định. Người bán bảo đảm chất lượng hàng như khi người mua đã xem và đồng ý. Trên thực tế trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá được giao nếu như trong đó không có những yếu điểm mà khi xem hàng người mua không phát hiện ra và không thông báo trước khi thực hiện hợp đồng. Hàng hoá bán theo cách này thường ở các cuộc đấu giá và được lấy từ kho ra.
+ Xác định theo hàm lượng từng chất trong hàng hoá: phương pháp này đòi hỏi hợp đồng phải quyết định bằng phần trăm hàm lượng tối thiểu được phép những chất có ích và hàm lượng tối đa được phép có tạp chất. Chẳng hạn khi mua bán kim loại và quặng thì chỉ số chất lượng là hàm lượng chất cơ bản và một số tạp chất, trong buôn bán đường thì nêu hàm lượng xaccaroza, các mặt hàng chứa dầu thì hàm lượng dầu.
+ Xác định theo sản lượng thành phẩm: Với phương pháp này hợp đồng lập chỉ số xác định số lượng sản phẩm cuối cùng thu được từ nguyên liệu. Chẳng hạn bột đường từ gạo, dầu từ hạt. Chỉ số này có thể quy định bằng phần trăm và bằng đại lượng tuyệt đối.
+ Xác định theo nhãn hiệu hàng hoá: áp dụng cho loại hàng có đăng ký chất lượng sản phẩm đã có uy tín trên thương trường và các bên mua bán nhiều lần.
+ Xác định theo hiện trạng hàng hoá: áp dụng cho loại hàng hóa tươi sống có mùi vị, màu sắc, độ chín không ổn định; trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về tình trạng xấu đi của chất lượng hàng hoá trên đường đi.
+ Xác định theo phẩm chất bình quân tương đương: tức là việc xét nghiệm các chất chủ yếu trong hàng hoá phải tương đương với hàm lượng chất chủ yếu đã thoả thuận trong hợp đồng, có thể chấp nhận một sự chênh lệch nho nhỏ không đáng kể, thường được áp dụng với loại hàng là ngũ cốc, thực phẩm.
Theo LTM 1997 quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì điều khoản chất lượng là điều khoản bắt buộc. Nhưng đến Luật Thương mại 2005 thì không còn quy định nào bắt buộc các chủ thể trong hợp đồng phải thỏa thuận những nội dung cụ thể về chất lượng của hàng hóa hay tài sản. Theo các quy định trong BLDS 2015 thì chất lượng hàng hóa phải do 2 bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu các bên không thỏa thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của hàng
hóa được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của hàng hóa hay vật cùng loại.Trong việc giao nhận hàng hoá, vấn đề xác định hàng hoá có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng để xác định vấn đề này, nếu không thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật.
- Giao nhận chứng từ kèm theo hàng hóa: Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng hoá còn bao gồm việc giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá. Chứng từ trong thương mại bao gồm hóa đơn, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng và trọng lượng. Ngoài ra chứng từ còn bao gồm cả giấy tờ liên quan đến vận tải như biên lai thuyền phó, phiếu gửi hàng, bảng kê sự kiện, vận đơn đường biển, vận đơn đường sắt,…Theo LTM 2005, trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.
Trong hoạt động thương mại, chứng từ là căn cứ xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hóa, trao đổi quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia giao dịch mua bán. Đối với bên bán, chứng từ là bằng chứng khẳng định việc nghiêm túc thực hiện các điều khoản về giao dịch bán hàng với bên mua, đồng thời cũng là căn cứ để được bảo đảm các quyền lợi mà bên bán được hưởng, có tính chất bắt buộc bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Đối với bên mua, việc lưu giữ chứng từ hóa đơn là căn cứ cho việc chứng minh quyền sở hữu hàng hóa hợp pháp, đồng thời có thể hưởng những quyền lợi liên quan đên hàng hóa như bảo hành, chiết khấu thanh toán,…
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn cho bên mua: Những nội dung liên quan đến điều khoản giao hàng như thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng thường được các bên thỏa thuận phù hợp với đặc điểm của hàng hoá trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận những vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc tập quán. Theo LTM 2005, trường hợp chỉ có thoả thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua; trường hợp không có thoả thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm cho bên mua: Bên bán phải giao hàng đúng địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó.
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên.
+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.
Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Trong một số trường hợp, bên bán có trách nhiệm ký hợp đồng vận chuyển đưa hàng hóa đến địa điểm do bên mua yêu cầu đã ghi vào hợp đồng hoặc đến một địa điểm nào đó mà bên bán có đủ khả năng đáp ứng, mọi phí tổn sẽ do bên mua thanh toán. Bên mua có thể tự lo liệu phương tiện để đến nhận hàng tại kho của bên bán, trong trường hợp này bên mua được hưởng toàn bộ chi phí vận chuyển do bên bán thanh toán.
Các chủ thể trong hợp đồng tự thỏa thuận và thống nhất với nhau về phương tiện vận chuyển và chuyển trở hàng hóa. Thông thường, hàng hóa được vận chuyên bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào giá hàng hóa, giá trị hợp đồng (bảo gồm phí vận chuyển, thuế,…) …và loại hàng hóa đặc thù.
Vận tải đường bộ, hàng hóa vận tải thông thường là hàng siêu trường siêu trọng, hàng lẻ, hàng nguyên xe, hàng dễ hư hỏng, thủy hải sả tươi sống,… Vận tải đường sắt, hàng hóa thuộc những loại như máy móc, dụng cụ, thiết bị không thể xếp vào toa có mui, hàng rời xếp đống, hàng không thể đóng bao, kiện, hàng khó xác định số lượng, động vật sống,… Đối tượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển cũng có đặc thù riêng như các loại hàng đóng hộp, giày da vải, đồ chơi, kim loại; khoáng sản; hàng có khối lượng lạnh;… Trong khí đó, hàng hóa vận tải bằng đường hàng không cũng có đặc điểm riêng, đó là các loại hàng có giá trị cao, hàng ngoại giao, động vật sống, hàng hóa ướt, hàng có mùi mạnh,…
- Bên bán có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng cho bên mua
Việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng là yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại, ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng, tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán. Bên bán phải kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
- Bên bán có nghĩa vụ bảo hàng hàng hóa và giấy hướng dẫn sử dụng
Về nguyên tắc những hàng hoá có tính năng kỹ thuật, người sản xuất cũng như bên bán phải có trách nhiệm bảo hành trong một thời gian nhất định, có thể là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…đồng thời họ phải làm giấy hướng dẫn sử dụng cần thiết cho loại hàng đó, nhất là hàng dựoc liệu, mỹ phẩm và phương tiện kỹ thuật. Đối với loại hàng có in nhãn