D: Chỉ số đa dạng Margalef C: Chỉ số ưu thế
E: Chỉ số bình quân
3.3.1. Mối quan hệ giữa đa dạng thực vật và mức độ nhiễm mặn
Để đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước tới mức độ đa dạng của thực vật, ta xem xét mối tương quan giữa các thông số chất lượng nước với các chỉ số đa dạng sinh học.
Khoảng cách đến biển ảnh hưởng đến sinh khối, độ đa dạng của các loài thực vật (chỉ số đa dạng bình quân H’), chỉ số đa dạng D (Margalef), chỉ số ưu thế C. Khoảng cách đến biển càng lớn thì sinh khối của các loài thực vật
và chỉ số ưu thế C càng cao nhưng độ đa dạng bình quân của các loài thực vật (chỉ số đa dạng bình quân H’) và chỉ số đa dạng D (margalef) càng thấp.
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa các chỉ số đa dạng và các yếu tố liên quan đến mức độ nhiễm mặn kênh
mương Chỉ số đa dạng Mức độ mặn S N H' D C E Khoảng cách đến biển -0,326 0,641* -0,521* -0,479* 0,366* -0,244 pH -0,264 0,381 -0,436* -0,353 0,306 -0,230 EC 0,208 -0,302 0,221 0,271 -0,109 0,123 TDS 0,215 -0,308 0,229 0,278 -0,114 0,124 Độ mặn 0,209 -0,296 0,223 0,271 -0,108 0,122 Cl- 0,209 -0,296 0,223 0,271 -0,108 0,122 SO42- 0,234 -0,371 0,134 0,312 0,0242 -0,040
Ghi chú: (*) Tương quan có ý nghĩa thống kê
pH ảnh hưởng đến độ đa dạng của các loài thực vật (chỉ số đa dạng bình quânH’). Khi pH tăng thì độ đa dạng của các loài thực vật (chỉ số đa dạng bình quân H’) giảm (bảng 3.7).
Không tìm thấy mối liên hệ giữa EC, TDS, độ mặn, Cl-, SO42- và các chỉ số đa dạng. Điều này chứng tỏ độ mặn không ảnh hưởng đến độ đa dạng của thực vật. Như vậy, mặc dù độ mặn được thể hiện thông qua các thông số hóa học có tương quan với mức độ đa dạng của thực vật lớn, nhưng những tương quan này không có độ tin cậy đảm bảo để sử dụng chúng như chỉ thị sinh học cho mức độ nhiễm mặn của kênh mương.