Phân bố độ mặn trên hệ thống kênhmương nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 35 - 38)

: Vùng ảnh hưởng mặn 4g/l lớn nhất từ đầu mùa khô đến ngày 25 tháng 4 năm

3.1.2. Phân bố độ mặn trên hệ thống kênhmương nghiên cứu

Theo như kết quả ở trên, mức độ nhiễm mặn nước không có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm nghiên cứu, tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ rệt giữa các kênh mương nghiên cứu.

Gıá trị pH tại tất cả các kênh mương thủy lợi dao động từ 6,7 đến 7,9 đều nằm trong giới hạn cho phép từ 5,5 – 9 của QCVN 39: 2011/BTNMT.

Độ dẫn điện (EC) trong thời gian nghiên cứu tại các kênh mương thủy lợi dao động từ 0,2 mS/cm đến 25,3 mS/cm. Giá trị EC có sự chênh lệch khá lớn giữa các kênh mương. Phần lớn các kênh mương có EC cao, có 16 kênh mương có giá trị EC> 0,75 cho thấy nước tưới không tốt cho cây trồng và 4 kênh mương có giá trị EC < 0,75 cho thấy nước tưới tốt.Tương tự như vậy, giá trị TDS đo được tại các mương nghiên cứu có 65% nằm trong giá trị cho phép của QCVN 39: 2011/BTNMT, 35% vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 39: 2011/BTNMT do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Bảng 3.2: Giá trị trung bình các thông số quan trắc tại các kênh mương nghiên cứu

Ký hiệu pH EC (mS/cm) TDS (mg/l) Cl- (mg/l) SO42- (mg/l) Độ mặn (‰) Phân loại M1 6,7 25,3 20200 9337 737 16,9 Mặn M2 6,7 23,5 18816 8591 598 15,5 Mặn M3 7,0 21,9 17484 7065 687 12,8 Mặn M4 7,2 17,0 13562 5751 612 10,4 Mặn M5 7,2 13,9 11096 4722 203 8,5 Mặn M6 7,6 4,3 3247 1420 140 2,6 Lợ M7 7,5 3,2 2016 1101 78 2,0 Lợ M8 7,2 2,4 1734 923 65 1,7 Lợ M9 7,4 2,3 1703 994 209 1,8 Lợ M10 7,7 2,5 1624 639 113 1,2 Lợ M11 7,6 2,3 1447 604 33 1,1 Lợ M12 7,5 2,0 1304 675 159 1,2 Lợ M13 7,3 1,3 836 355 73 0,6 Lợ M14 7,4 1,1 710 213 71 0,4 Ngọt M15 7,3 1,1 698 213 99 0,4 Ngọt M16 7,3 1,0 613 249 28 0,4 Ngọt M17 7,5 0,7 442 107 53 0,2 Ngọt M18 7,4 0,5 330 142 6 0,3 Ngọt M19 7,9 0,4 267 178 10 0,3 Ngọt M20 7,7 0,2 156 107 24 0,2 Ngọt QCVN 5,5 - 9 2000 350 600

Hàm lượng Cl- trong thời gian nghiên cứu tại các kênh mương thủy lợi hầu hết đều cao hơn so với QCVN 39: 2011/BTNMT, vẫn còn 35% thấp hơn do các kênh mương này cách xa biển hơn, nhiễm mặn ít hơn.Hàm lượng SO42- trung bình tại các kênh mương nghiên cứu hầu hết đều thấp hơn so với QCVN 39: 2011/BTNMT. Tuy nhiên vẫn còn 15% kênh mương vượt SO42-> 600 do ảnh hưởng của nước mặn.

Độ mặn trung bình tại một số kênh mương trên địa bàn nghiên cứu tương đối cao. Có 35% kênh mương có độ mặn trung bình >2 vượt quá 8,45

đến 1 lần mức giới hạn cho phép của nước tưới. Điều này cho thấy dấu hiệu nhiễm mặn ở các kênh mương thủy lợi.

Căn cứ vào các thông số chất lượng nước ở trên, tình trạng nhiễm mặn tại các kênh mương được chia làm 03 mức theo các thang đánh giá hiện hành và theo các quan điểm của các tác giả.

Theo quan điểm của Zernop (1934), căn cứ vào độ muối (độ mặn), trên địa bàn nghiên cứu có 7 mương thuộc nhóm nước ngọt (chiếm 35%), đa số là các mương nằm trong khu vực cách biển trên 16 km. Tuy nhiên có một số mương nước ngọt nằm gần biển (ví dụ: M19 và M20) song lại có cống ngăn mặn đóng trong thời gian nghiên cứu (hình ảnh minh họa tại Phụ lục 2). Có 12 mương thuộc nhóm nước lợ (chiếm 60%), đa số là các mương nằm trong khu vực cách biển 4,6 km đến 16 km. Có 1 mương nước mặn (chiếm 5%) nằm cách biển 4,57 km.

Theo quan điểm của Karpervit, trên địa bàn nghiên cứu có 7 mương thuộc nhóm nước ngọt lợ (chiếm 35%), đa số các mương nằm trong khu vực cách biển trên 16 km. Có 8 mương thuộc nhóm nước lợ nhạt (chiếm 40%), đa số các mương nằm trong khu vực cách biển 9 km đến 16 km. Có 5 mương thuộc nhóm nước lợ vừa (chiếm 25%), đa số các mương nằm trong khu vực bé hơn 8 km. Do một số mương có cống ngăn mặn đóng trong thời gian nghiên cứu nên các mương nằm gần biển hơn nhưng lại nằm trong nhóm nước có độ mặn thấp hơn (ví dụ: M19, M20, M8, M13...).

Theo quan điểm của Fetter (2000), trên địa bàn nghiên cứu có 8 mương thuộc nhóm nước ngọt (chiếm 40%), đa số các mương nằm trong khu vực cách biển trên 16 km. Có 6 mương thuộc nhóm nước lợ (chiếm 30%), đa số các mương nằm trong khu vực cách biển 11 km đến 16 km. Có 1 mương thuộc nhóm nước hơi mặn (chiếm 5%), nằm cách biển 9 km. Có 5 mương

thuộc nhóm nước mặn (chiếm 25%), đa số các mương nằm trong khu vực cách biển bé hơn 8 km.

Như vậy, tổng hợp các quan điểm có thể chia các mương nghiên cứu ra thành 3 nhóm: nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Theo đó, tôi xem xét sự xuất hiện của thực vật lớn tại các kênh mương nghiên cứu trong 3 nhóm này.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 35 - 38)