: Vùng ảnh hưởng mặn 4g/l lớn nhất từ đầu mùa khô đến ngày 25 tháng 4 năm
67 Rau má lá sen Hydrocotyle verticillata Thunb 4,8 ÷ 7,2 0,6 Các loài thực vật xuất hiện trên các mương nghiên cứu với mật độ sinh
Các loài thực vật xuất hiện trên các mương nghiên cứu với mật độ sinh khốikhác nhau. Lác voi (Cyperus tegetiformis Benth.)có sinh khối tươi lớn nhất là 2022,2 g/m2, có sinh khối khô lớn nhất là 491 g/m2. Ngoài ra, các loàiLục bình (Eichornia crassipes Mart.), Năn ngọt (Eleocharis dulcis (Burm. F.) Hensch), Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn), Năn xoắn (Eleocharis spiralis (Rottb.) Roem. & Schult.) cũng chiếm sinh khối lớn trong các kênh mương nghiên cứu.
Bên cạnh đó, các loài có sinh khối thấp là: cỏ Xước(Achyranthes aspera L) có sinh khối tươi thấp nhất là 4,4 g/m2, có sinh khối khô thấp nhất là 2,04 g/m2.Ngoài ra Cần tây (Apium graveolens L.), cỏ Bạc đầu (Kyllinga nemoralis Forst.), Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.), Bèo tấm (Lemna minor L.), Nhọ
(Centipeda minima (L.)A.Br.et Aschers), Nọc sởi (Hypericum japonicum Sieb. et Zucc.), Luân thảo lá tròn (Rotala rotundifolia (Buch.-Ham. Ex Roxb.)KOEHNE), rau Má lá sen (Hydrocotyle verticillata Thunb) cũng là những loài chiếm sinh khối thấp trong các kênh mương nghiên cứu.
Các loài Lác voi (Cyperus tegetiformis Benth.), Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.), Rong bún nhiều nhánh (Enteromorpha clathrata (roth) greville), Lục bình (Eichornia crassipes Mart.), Năn ngọt (Eleocharis dulcis (Burm. F.) Hensch), Dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara), Thủy nữ sóng (Nymphoides cristatum (Roxb.) O. Ktze), Hải châu (Sesuvium portulacastrum (L.) L), Thài lài thường (Commelina communis L.) đều có sinh khối tươi lớn nhưng sinh khối nhỏ.Một số loài như cỏ Xước (Achyranthes aspera L), Đậu vảy ốc (Alysicarpus vaginalis (L.) DC.), Cỏ chỉ hai sừng (Digitaria bicornis (Lam.) Roem.), Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.) có sinh khối tươi nhỏ nhưng sinh khối khô lớn.
Sinh khối tươi Sinh khối khô
Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm về sinh khối của các bộ thực vật lớn trên hệ thống kênh mương nghiên cứu
Tương tự như thành phần loài, các bộ khác nhau cũng có sự khác nhau về mật độ sinh khối. Về sinh khối tươi, Cypenales chiếm tỷ lệ lớn nhất là 42%, tiếp theo là Lilialeschiếm 19%, Poales chiếm 9%, Asterales chiếm 8%,
Lamialeschiếm 7%, các bộ Caryophyllales và Comelinales chiếm 3%, còn lại là các bộ khác. Tỷ lệ này không giống với tỷ lệ về số lượng loài thực vật thuộc từng họ khác nhau. Điều này cho thấy rằng không phải đa dạng về số lượng loài thì sẽ có sinh khối lớn. Về sinh khối khô, Asterales chiếm tỷ lệ cao nhất là 14% tổng sinh khối, tiếp theo là Lamiales chiếm 13%,bộCyperales chiếm 12%,
Comelinales chiếm 9%, Poaleschiếm 10%, Caryophyllales chiếm 3%, Liliales
chiếm 2% vàcác bộ khác chiếm 37%
Ngoài ra, khi xem xét sinh trưởng trong nước, các thực vật thủy sinh xuất hiện trên các địa điểm nghiên cứu theo đặc điểm sống chia làm ba loại khác nhau:
Nhóm A - thực vật sống trôi chiếm 3 loài (4,48% về số lượng loài), với sinh khối dao động trong khoảng 35 – 41,24 % trên toàn khu vực nghiên cứu. Các loài thuộc kiểu sống này bao gồm Lục bình (Eichornia crassipes Mart) thuộc bộLiliales, bèo Tấm (Lemna minor L.), bèo Cái (Pistia stratiotes L.) thuộc bộ Alismatales.
Nhóm B – Thực vật sống chìm hoàn toàn trong nước chiếm 3 loài (4,48% về số lượng loài), với sinh khối dao động trong khoảng 26,63 – 45,36 % trên toàn khu vực nghiên cứu. Các loài thuộc kiểu sống này bao gồm Rong bún nhiều nhánh (Enteromorpha clathrata (roth) greville) thuộc bộ Ulvales, Rong xương cá (Myriophyllum aquaticum L.) thuộc bộ Saxifragales, Thủy nữ sóng (Nymphoides cristatum (Roxb.)O. Ktze) thuộc bộ Asterales.
Nhóm D - thực vật bán ngập nước bao gồm tất cả các loài còn lại, chúng chiếm đa số về cả số lượng loài và sinh khối tại một địa điểm lấy mẫu (chiếm 61 loài (91,04% về số lượng loài), với sinh khối dao động trong khoảng 31 – 54,64 % trên toàn khu vực nghiên cứu)
3.2.2. Mức độ đa dạng của thực vật lớn tại các kênh mương nghiên cứu
Từ tần suất xuất hiện và sinh khối của thực vật lớn tại các ô tiêu chuẩn đã thực hiện, ta xác định được giá trị các chỉ số đa dạng và ưu thế của thực vật lớn trong các kênh mương nghiên cứu. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Giá trị các chỉ số đa dạng sinh học tại các kênh mương nghiên cứu
Ký hiệu mẫu Số lượng loài Sinh khối (g/m2) Các chỉ số đa dạng H' D C E M1 12 1074 2,63 3,63 0,24 2,43 M2 26 1378 3,20 7,96 0,20 2,26 M3 22 1198 2,96 6,82 0,23 2,21 M4 13 635 2,38 4,28 0,28 2,14 M5 9 1453 2,91 2,53 0,15 3,05 M6 8 752 2,36 2,43 0,23 2,61 M7 11 5382 2,31 2,68 0,29 2,22 M8 13 572 3,07 4,35 0,16 2,76 M9 16 1504 2,55 4,72 0,29 2,11 M10 12 1234 2,63 3,56 0,22 2,44 M11 10 3329 2,21 2,56 0,29 2,21 M12 13 1884 2,21 3,66 0,32 1,99 M13 18 736 3,35 5,93 0,13 2,67 M14 15 1841 2,57 4,29 0,28 2,19 M15 14 1048 2,73 4,30 0,20 2,38 M16 21 1964 2,62 6,07 0,28 1,98 M17 16 1816 2,93 4,60 0,21 2,43 M18 15 3987 2,72 3,89 0,20 2,32 M19 19 3451 2,68 5,09 0,24 2,10 M20 18 1013 2,68 5,66 0,27 2,13
Ghi chú: H’: Chỉ số đa dạng bình quân Shannon-Weiner