Hiện trạng nhiễm mặn kênhmương thủy lợi huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 33 - 34)

: Vùng ảnh hưởng mặn 4g/l lớn nhất từ đầu mùa khô đến ngày 25 tháng 4 năm

3.1. Hiện trạng nhiễm mặn kênhmương thủy lợi huyện Thạch Hà

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016, nghiên cứu này đã tiến hành thu thập 80 mẫu nước tại 20 kênh mương trong 02 thời điểm (cấp nước tưới cho vụ xuân, lưu nước mặt trong vụ xuân). Trong đó 20 kênh mương nghiên cứu thuộc hệ thống thủy lợi huyện Thạch Hà. Các kênh mương được lựa chọn tại các hệ thống thủy lợi khác nhau về mức độ mặn, khoảng cách đến biển, chế độ sử dụng, kích thước. Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các mương và giữa các thời điểm lấy mẫu.

3.1.1.Biến động độ mặn các kênh mương nghiên cứu theo vụ mùa tại các kênh mương nghiên cứu

Kết quả lấy mẫu tại 02 thời điểm (cấp nước tưới cho vụ xuân, lưu nước mặt trong vụ xuân). Thời điểm cấp nước có sự chuyển nước ngọt từ thượng nguồn đến khu vực nghiên cứu khiến độ mặn giảm, tuy nhiên thay đổi này không đáng kể. Sự khác biệt giữa các thời điểm lấy mẫu được thể hiện trong bảng 3.1.

Do chịu ảnh hưởng của một số tính chất thủy vực nước đứng nên giá trị pH của các hệ thống mương đều ở mức khoảng 7,28 – 7,44 nằm ở mức trung tính đến hơi kiềm, đều nằm trong giới hạn cho phép củaQCVN 39: 2011/BTNMT, cho thấy nồng độ H+ trong nước phù hợp cho mục đích tưới tiêu và đảm bảo đời sống thủy sinh. Giá trị pH hơi kiềm có thể do ảnh hưởng của nhiễm mặn và quá trình hô hấp của vi sinh vật khi phân hủy các hợp chất hữu cơ.

Thời điểm cấp nước tưới cho vụ xuân và lưu nước mặt trong vụ xuân độ dẫn điện (EC), độ mặn trung bình giao động không nhiều. EC trung bình thời điểm cấp nước tưới cho vụ xuân là 5,64 mS/cmthấp hơn EC trung bình

thời điểm lưu nước mặt trong vụ xuân (7,04 mS/cm). Độ mặn trung bình của nước thời điểm cấp nước tưới cho vụ xuânlà 3,5‰ cũng thấp hơn độ mặn trung bình của nước thời điểm lưu nước mặt trong vụ xuân (4,3‰). Nhìn chungnước ở các khu vực nghiên cứu có độ dẫn điện và độ muối tương đối cao gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thực vật và sản xuất cây trồng.

Bảng 3.1: Giá trị trung bình các thông số quan trắc của các kênh mương nghiên cứu

Thông số Đơn vị

Giá trị trung bình

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w