KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 62 - 65)

D: Chỉ số đa dạng Margalef C: Chỉ số ưu thế

E: Chỉ số bình quân

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tại 20 kênh mương thuộc hệ thống thủy lợi huyện Thạch Hà trong thời gian nghiên cứu, có 13 mương (chiếm 65%) không đảm bảo chất lượng nước tưới nông nghiệp do TDS và Cl- cao hơn QCVN 39: 2011/BTNMT, điều này cho thấy tình trạng nhiễm mặn đã xâm lấn vào tới khoảng cách 16960 (m) từ cửa sông Cửa Sót vào đất liền. Trong đó, các mương nghiên cứu có thể chia ra 3 nhóm: nước ngọt, nước lợ, nước mặn lần lượt chiếm 35%, 40% và 25% các vị trí nghiên cứu.

Kết quả thu mẫu thực vật lớn và định danh loài xác định 67 loài thuộc 27 họ, 19 bộ khác nhau, trong đó bộ Cói chiếm tới 13 loài. Mức độ da dạng tại một kênh mương nghiên cứu nằm ở mức trung bình, trong khi độ ưu thế khá cao tại các mương nước ngọt và nước mặn. Tuy nhiên, sự khác giữa 3 nhóm kênh mương là không đáng kể cho thấy độ mặn không phải là nhân tố quyết định mức độ đa dạng TVL tại các kênh mương nghiên cứu.

Nghiên cứu đã xác định được 22 loài ưa ngọt chỉ xuất hiện tại những kênh mương có độ mặn thấp hơn 5‰, đại diện: Rong xương cá (Myriophyllum aquaticum L.), Nhọ nồi (Eclipta prostrata L.), Lục bình (Eichornia crassipes Mart.), Kê nước (Panicum Repens L.), Thủy nữ sóng (Nymphoides cristatum Roxb. O. Ktze)… là những loài sẽ không xuất hiện khi nước nhiễm mặn. Trong khi đó, 10 loài ưa mặn và 21 loài rộng muối sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi độ mặn đạt 10-35‰, chúng sẽ trở thành các loài ưu thế tại những khu vực kênh mương nhiễm mặn, đại diện: Năn xoắn (Eleocharis spiralis Rottb.),Cỏ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.), Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn), Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.)...

2. Kiến nghị

Để đánh giá được mối quan hệ giữa thực vật lớn và mức độ nhiễm mặn đòi hỏi một chương trình quan trắc trong thời gian dài hơn với tần suất và vị trí lấy mẫu dày hơn. Trong khi đó, nghiên cứu hiện tại được thực hiện với quy mô nhỏ và tần suất lấy mẫu không nhiều do đó có thể chưa phản ánh hết được ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến mật độ thực vật lớn. Đặc biệt, việc tiến hành đánh giá một hệ sinh thái tự nhiên chỉ dựa trên kết quả quan trắc và kiểm tra sinh khối trong vòng một mùa dẫn đến độ tin cậy của kết quả chưa cao. Do đó, để đạt được mục đích cao nhất và khai thác có hiệu quả vai trò chỉ thị chất lượng môi trường nước của TVL, tác giả mong muốn đề tài được tiến hành trên phạm vi rộng hơn và thời gian quan trắc liên tục, lâu dài.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w