Thành phần loài thực vật lớn trên các kênhmương nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 38 - 41)

: Vùng ảnh hưởng mặn 4g/l lớn nhất từ đầu mùa khô đến ngày 25 tháng 4 năm

3.2.1. Thành phần loài thực vật lớn trên các kênhmương nghiên cứu

Trên 20 hệ thống mương trong suốt thời gian nghiên cứu, có tổng số 67 loài thuộc 19 bộ khác nhau.

Hình 3.1. Tỷ lệ loài của các họ thực vật xuất hiện trên địa bàn nghiên cứu

Trong đó đa dạng nhất là bộ cói (Cyperales) với 13 loài (chiếm 19%), tiếp theo là bộ hòa thảo (Poales) với 10 loài (chiếm 15%). Bộ cúc (Asterales), bộ bạc hà (Lamiales) mỗi bộ đóng góp 06 loài (chiếm tương ứng 9%). Bộ sơn thù du (Cornales) đóng góp 5 loài (chiếm 7%), sau đó là bộ trạch tả

(Alismatales) với 04 loài (chiếm 6%). Các bộ: cẩm chướng (Caryophyllales), rau răm (Polygonales), đậu (Fabales), sim (Myrtales) đóng góp 03 loài (chiếm 4%). Bộ thài lài (Comelinales) và bộ sơ ri (Malpighiales) đóng góp 02 loài (chiếm 3%). Còn lại là các bộ khác chiếm 16%. Đặc điểm phân loại các loài thực vật xuất hiện trên địa bàn nghiên cứu được trình bày cụ thể trong PHỤ LỤC 5.

Trong đó, tại từng kênh mương nghiên cứu, mức độ xuất hiện của các loài thực vật lớn được thể hiện trong bảng 3.3.

Trung bình trên mỗi kênh mương nghiên cứu xuất hiện khoảng 15 loài thực vật. Đa dạng nhất là ở M2 với 26 loài, M3 có 22 loài và M16 có 21 loài.

nuôi, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, do đó hàm lượng dinh dưỡng trong nước cao hơn các mương khác, do đó có thể là nguyên nhân khiến cho các loài thực vật phát triển đa dạng hơn. Ở M6 có số loài ít nhất là 8 loài, tiếp đến là M5có 9 loài. Những mương này đều có diện tích nhỏ, sâu, cách xa khu dân cư, không tiếp nhận nguồn thải nào, nước nghèo dinh dưỡng hơn so với các mương khác, đây có thể là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của các loài thực vật.

Trung bình tại mỗi vị trí lấy mẫu có 5 loài, cao nhất là 7 loài, thấp nhất là 3 loài. Trong đó nhóm mương có nhiều loài hơn thì phần lớn tại mỗi vị trí lấy mẫu có từ4 – 7 loài. Nhóm mương có ít loài hơn trung bình tại mỗi vị trí lấy mẫu có từ 3 – 4 loài.

Bảng 3.3: Sự xuất hiện các loài thực vật lớn tại các mương nghiên cứu

St

t Tên địa phương Tên khoa học

Kênh mương nghiên cứu

1 2 3 4 6 5 8 17 12 7 9 13 18 14 16 19 15 11 10 20

1 Muống biển Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br. + +

2 Sài hồ nam Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl. + + + + + + + + + + + + + + + + + +

3 Hải châu Sesuvium portulacastrum (L.) L +

4 Chút chít Rumex wallichii Meissn. + + + +

5 Cải hoa tím Centaurium pulchellum (Sw.) Druce + + + +

6 Ngọc nữ biển Clerodendrum inerme (L.) Gaertn + + +

7 Năn xoắn Eleocharis spiralis (Rottb.) Roem. & Schult. + + + + + + + + + + + + + + +

8 Rau má mỡ Hydrocotyle sibthorpioides Lam + + + + + + + + +

9 Diếp dại Youngia japonica (L.) DC. +

10 Cỏ gấu biển Cyperus stoloniferus Retz. + + + + + + + +

11 Dây lức Phyla nodiflora (L.) Greene + + + + + +

12 Tràng quả dị diệp Desmodium heterophyllum (Willd.) DC. + + + + + + + + + + + +

13 Giống ngò Coriandrum sp + +

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 38 - 41)