Mối quan hệ giữa các nhóm loài thực vật lớn và mức độ nhiễm mặn

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 54 - 62)

D: Chỉ số đa dạng Margalef C: Chỉ số ưu thế

E: Chỉ số bình quân

3.3.2. Mối quan hệ giữa các nhóm loài thực vật lớn và mức độ nhiễm mặn

Như đã chỉ ra trong phần 3.2, thực vật lớn được phân chia thành 3 nhóm. Trong đó, ở tất cả các mức độ mặn đều chiếm phần lớn là các loài thực

xuất hiện ở mức độ mặn là nước lợ và ngọt, chiếm từ 35% đến 41,2% tổng sinh khối các loài. Các loài thực vật bắt rễ và lá nổi xuất hiện ở cả ba mức độ mặn, chiếm từ 34% đến 45,36% tổng sinh khối các loài. Như vậy, tại các mức nhiễm mặn khác nhau, nhóm chỉ thị cho sự khác biệt về độ mặn giữa các kênh mương nước mặn với các nhóm còn lại là các loài TVL có kiểu sống trôi nổi.

Bảng 3.8: Tỷ lệ sinh khối loài có đặc điểm sống khác nhau ở các mức độ mặn

Mức độ mặn Kiểu sinh trưởng

Mặn Lợ Ngọt

Nhóm A (Trôi nổi) 41,24 % 35 %

Nhóm B (Thực vật sống chìm hoàn toàn trong

nước) 45,36 % 26,63 % 34 %

Nhóm D (Bán ngập nước) 54,64 % 32,13 % 31 % Chúng gồm có các loài chỉ xuất hiện ở nước ngọt và nước lợ:

+ Lục bình (Eichornia crassipes Mart)

+ Bèo Tấm (Lemna minor L.)

+ Bèo Cái (Pistia stratiotes L.)

Thông qua chỉ số ưu thế nhận thấy, các nhóm kênh mương đều có mức độ ưu thế thấp, tại đó các loài ưu thế tại các địa điểm nghiên cứu phân chia theo độ mặn là:

- Các loài ưu thế tại các kênh mương nước mặn: Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn), Ráng biển thường (Acrostichum Aureum L.), Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl.), Chút chít (Rumex wallichii Meissn.), Lác voi (Cyperus tegetiformis Benth.), Kê nước(Panicum Repens L.)

- Các loài ưu thế tại kênh mương nước lợ: cỏ San (Paspalum vaginatum Sw.), Rau dệu (Alternanthera sessilis L.), Lác voi (Cyperus tegetiformis Benth.), Năn ngọt (Eleocharis dulcis (Burm. F.) Hensch), Năn

xoắn (Eleocharis spiralis (Rottb.) Roem. & Schult.), Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl.), Lục bình (Eichornia crassipes Mart.), cỏ Gấu ăn (Cyperus esculentus L.)

- Các loài ưu thế tại kênh mương nước ngọt: Cỏ san (Paspalum vaginatum Sw.), Lác voi (Cyperus tegetiformis Benth.), Năn ngọt (Eleocharis dulcis (Burm. F.) Hensch), Năn xoắn (Eleocharis spiralis (Rottb.) Roem. & Schult.), Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl.), Thài lài thường (Commelina communis L.), Dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara), Lục bình (Eichornia crassipes Mart.), cỏ Gấu ăn (Cyperus esculentus L.), cỏ Ngọt (Hierochloe odorata ( L. ) P. Beauv.)

Ta thấy các loài Lác voi, Năn xoắn, Sài hồ là những loài rộng muối do nó đều xuất hiện ưu thế ở ba nhóm kênh mương. Cỏ san, Năn ngọt, Lục bình, cỏ Gấu ăn là những loài ưu thế ở cả nước ngọt và nước lợ. Rau trai thường ưa điều kiện nước ngọt và chỉ thấy xuất hiện ở những vùng nước ngọt. Muống biển, Ráng biển, Ngọc nữ biển, Chút chít là những loài ưa điều kiện nước mặn.

Bảng 3.9. Sinh khối của các loài thực vật trên địa bàn nghiên cứu theo nhóm kênh mương

Muống biển Sài hồ nam Hải châu Chút chít, Lưỡi bò Cải hoa tím Ngọc nữ biển Năn xoắn Rau má dại Diếp dại

Cỏ gấu biển Dây lức Tràng quả dị diệp Giần sàng Rau dệu Cỏ gà Cỏ bạc đầu Xấu hổ, trinh nữ Thài lài nách

Cỏ đầu tròn, thủy ngô công Rong bún nhiều nhánh Bọ mắm Cứt lợn, cỏ hôi Năn nhỏ Vảy ốc Cỏ xước Cần tây Cỏ trứng ếch (san tròn) Đậu vảy ốc Cỏ chỉ hai sừng Ráng biển thường Cỏ mồm mỡ Rau má Rau đắng biển Lục bình Năn ngọt Lác voi Kê nước, cỏ ống Cỏ san, san sát Cỏ gấu

Cói trục nhiều bông Rong xương cá, rau hến Lác giẹp

cói đất chua Dừa nước Thủy nữ sóng Cỏ thia lia Thủy kiều biển Nghể răm Cỏ ngọt Cỏ chác Nghể tăm Bèo cái Bèo tấm Nhọ nồi

Thài lài thường Mẫu thảo Môn nước San trứng Cỏ gấu ăn Màn đất, rau choi, cỏ é Mùi chó tai Cóc mằn (cỏ the) Cỏ lác dù, Cỏ cháo Nọc sởi Thanh táo Luân thảo lá tròn Rau má lá sen

Hình 3.3. Ngưỡng độ mặn xuất hiện các loài thực vật lớn

Từ phân bố độ mặn xuất hiện chỉ ra trong PHỤ LỤC 7, được mô tả tóm tắt trong hình 3.3, chúng ta có thể dự đoán được mức độ nhiễm mặn kênh mương thủy lợi thông qua sự xuất hiện của thực vật lớn được chia thành 3 nhóm rõ rệt:

Nhóm ưa ngọt gồm có 22 loài,xuất hiện trong khoảng độ mặn 0 - 5‰:

tương ứng TDS nằm trong khoảng 0 – 10000 mg/l bao gồm: Nghể tăm (Polygonum Minus Huds. var. micranthum Dans), Thài lài thường (Commelina communis L.), Mẫu thảo (Lindernia crustaceae L.), Nọc sởi (Hypericum japonicum Sieb. et Zucc.), Thủy nữ sóng (Nymphoides cristatum (Roxb.) O. Ktze), Thủy kiều biển (Najas marina L.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.), cỏ Lác dù (Cyperus difformis L.), Rau má lá sen (Hydrocotyle verticillata Thunb), Dừa nước (Ludwidgia adscendens (L.) Hara), Cóc mẳn (Centipeda minima (L.) A. Br. et Aschers), Cói trục nhiều bông (Cyperus polystachyos Rottb.), Rong xương cá (Myriophyllum aquaticum L.), cỏ Ngọt (Hierochloe odorata ( L. ) P. Beauv.), Cói đất chua (Cyperus halpan L.), Nhọ nồi (Eclipta prostrata L.), San trứng (Paspalum commersonii Lamk), Lục bình (Eichornia crassipes Mart.), cỏ Gấu ăn (Cyperus esculentus L.), Lác giẹp (Cyperus pulcherrimus Willd. ex Kunth), cỏ Chác (Paspalum paspalodes Mich.), cỏ Thia lia (Hygroryza arsitata Retz.).

Nhóm ưa mặn xuất hiện trong khoảng lợ - mặn, không xuất hiện trong

nước ngọt, gồm 10 loài xuất hiện trong khoảng độ mặn 10 - 35‰tương ứng với TDS nằm trong khoảng 10000 – 40000 mg/l gồm các loài: Cải hoa tím (Centaurium pulchellum (Sw.) Druce), Chút chít (Rumex wallichii Meissn.), Vảy ốc (Phyllanthus virgatus Forst. & Forst.f.), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn), Đậu vảy ốc (Alysicarpus vaginalis (L.) DC.), Năn nhỏ (Fimbristylis annua (All.) Roem. & Schult.), Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), Xấu hổ (Mimosa pudica L.), Giần sàng (Cnidium monnierii (L.) Cusson), Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.)

Nhóm rộng muối xuất hiện trong khoảng ngọt - lợ, có thể tồn tại được ở

các mương hơi mặn, gồm 21 loài xuất hiện trong khoảng độ mặn 0 - 20‰ tương ứng TDS nằm trong khoảng 0 – 25000 mg/l bao gồm các loài: Kê nước

(Panicum Repens L.), Dây lức (Phyla nodiflora (L.) Greene ), cỏ Gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.), cỏ Trứng ếch (Paspalum scrobicutalum L.), cỏ San (Paspalum vaginatum Sw.), Rau dệu (Alternanthera sessilis L.), Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.), Lác voi (Cyperus tegetiformis Benth.), Thài lài nách (Cyanotis axillaris (L.) D.Don ex Sweet ), Năn ngọt (Eleocharis dulcis (Burm. F.) Hensch), Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L) Benn), Cần tây (Apium graveolens L.), cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland), cỏ Gà (Cynodon dactylon L.), cỏ Chỉ hai sừng (Digitaria bicornis (Lam.) Roem.), Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.), cỏ Đầu tròn (Kyllinga brevifolia Rottb.), Tràng quả dị diệp (Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.), Rau má mỡ (Hydrocotyle sibthorpioides Lam), Năn xoắn (Eleocharis spiralis (Rottb.) Roem. & Schult.), Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl. ex Hemsl.).

Bên cạnh đó, có 14 loài thuộc nhóm chưa khẳng định được khoảng phân bố do tần suất xuất hiện thấp gồm có: Bèo tấm (Lemna minor L.), Môn nước (Colocasia esculenta L.), Thanh táo (Justicia gendarussa Burm.f.), Luân thảo lá tròn (Rotala rotundifolia (Buch.-Ham. Ex Roxb.)KOEHNE), Nghể răm (Polygonum hydropiper L.), Màn đất (Lindernia Antipoda (L) Alston), Mùi chó tai (Ammania auriculata willd), Hải châu (Sesuvium portulacastrum (L.) L), Diếp dại (Youngia japonica (L.) DC.), Cỏ bạc đầu (Kyllinga nemoralis Forst.), Rong bún nhiều nhánh (Enteromorpha clathrata (roth) greville), Cỏ xước (Achyranthes aspera L), Ráng biển thường (Acrostichum Aureum L.), Cỏ gấu (Cyperus rotundus L.). Trong nhóm này được chia ra làm hai nhóm nhỏ: các loài có khả năng ưa ngọt và các loài có khả năng ưa mặn (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Dự đoán khoảng phân bố của một số loài

Tên tiếng Việt Tên khoa học Nhóm

Bèo tấm Lemna minor L. Nghi ngờ ưa ngọt Môn nước Colocasia esculenta L.

Luân thảo lá tròn

Rotala rotundifolia (Buch.-Ham. Ex Roxb.)

Nghể răm Polygonum hydropiper L.

Màn đất Lindernia Antipoda (L) Alston

Mùi chó tai Ammania auriculata willd

Hải châu Sesuvium portulacastrum (L.) L

Nghi ngờ ưa mặn Diếp dại Youngia japonica (L.) DC.

Cỏ bạc đầu Kyllinga nemoralis Forst.

Rong bún nhiều nhánh

Enteromorpha clathrata (roth) greville

Cỏ xước Achyranthes aspera L

Ráng biển thường Acrostichum Aureum L.

Cỏ gấu Cyperus rotundus L.

Đối với các loài này, do tần xuất xuất hiện trong nghiên cứu này thấp, do đó cần có các nghiên cứu khác với mật độ lấy mẫu nhiều hơn để khẳng định vai trò chỉ thị của chúng.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC VẬT LỚN VÀ QUÁ TRÌNH NHIỄM MẶN KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 54 - 62)