Áp lực từ hoạt động sinh hoạt

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 46 - 48)

27 CCN Cầu Đất, xã Phượng Sơn 49,56 31,05 17,99 57,

3.2.1.Áp lực từ hoạt động sinh hoạt

Hình 3.4. Lưu lượng NTSH các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của các huyện được trình bày trong Hình 3.4 Huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam và Lục Ngạn có lưu lượng nước thải sinh hoạt lớn, dao động trong khoảng từ 15-18 nghìn m3/ngày. Các huyện Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang có lưu lượng nước thải ước tính vào khoảng 11-13 nghìn m3/ngày. Đây là các huyện có lượng dân cư tập trung đông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại một số khu vực tập trung mật độ dân cư cao như thị trấn Chũ (Lục Ngạn), thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam), thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), thị trấn Nếnh (Việt Yên) … Huyện Sơn Động và Yên Thế có lưu lượng nước nước thải sinh hoạt thấp (dưới 10 nghìn m3/ngày) do đây là 2 huyện thuộc khu vực miền núi, với lượng dân số và mật độ dân cư thấp nhất trên địa bàn tỉnh.

Hình 3.5: Tải lượng các chất ô nhiễm các huyệntrên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Nhìn chung với mật độ dân cư tương đối lớn, áp lực môi trường do nước thải sinh hoạt hầu hết đều là vấn đề đáng quan tâm tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Nước thải sinh hoạt xuất phát từ nhiều nguồn, trong thành phần chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và chất hoạt động bề mặt. Tải lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt tại một số huyện có lượng dân cư cao như Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn hay thành phố Bắc Giang có thể lên tới 9-11 tấn/ngày, trong khi đó lượng chất rắn lơ lửng ước tính khoảng 21-24 tấn/ngày. Theo thống kê của Sở TNMT Bắc Giang (2015) hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ duy nhất có thành phố Bắc Giang đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt (đặt tại xã Tân Tiến) với công suất khoảng 10 nghìn m3/ngày, đáp ứng xử lý được gần 80%. Các huyện còn lại hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, toàn bộ nước thải nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp hoặc theo các hệ thống cống rãnh thoát ra thủy vực tiếp nhận gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước. Kết quả phân tích một số cống thải tập trung của các khu dân cư trên địa bàn cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ đều vượt QCVN và có xu hướng ngày càng tăng, đặc

biệt tại cống thải thị trấn Chũ (Lục Ngạn) và thành phố Bắc Giang (Sở TNMT Bắc Giang, 2015). Một số thủy vực thường xuyên tiếp nhận nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu ô nhiễm, điển hình như kênh Nham Biền (tiếp nhận nước thải từ thị trấn Neo – Yên Dũng).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 46 - 48)