Phân vùng chất lượng nước bằng phương pháp thống kê đa biến

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 26 - 29)

Phương pháp phân tích thống kê đa biến (multivariate analysis) là phương pháp toán học tìm mối quan hệ giữa các biến trong tập số liệu. Nó cho phép đơn giản hoá kích thước tập số liệu, sắp xếp hoặc nhóm các số liệu thành nhóm có cùng thuộc tính, tìm ra sự phụ thuộc và quan hệ giữa các biến, xây dựng hoặc kiểm tra các giả thiết thống kê. Phân tích thống kê đa biến gồm các phương pháp chủ yếu như: phân tích thành phần chính(principal

component analysis - PCA), phân tích nhân tố (factor analysis - FA) và phân

tích nhóm (cluster analysis - CA).

 Phân tích nhóm (CA) là kỹ thuật phân tích đa biến nhằm phân loại bộ dữ liệu thành những số liệu có đặc tính giống nhau thành các nhóm hay còn gọi là các cụm (biểu diễn dưới dạng biểu đồ).

1 1 1 2 1 2 4 5 8 9 10 1 3 6 1 4 3 7 5 1 0 1 5 2 0 2 5 3 0 Cluster Dendrogram hclust (*, "ward.D")d H e ig h t

Hình 1.7: Kết quả phân tích nhóm CA

(Nguồn : Bạch Thị Trang, 2015)

 Phân tích nhân tố (FA) là phương pháp sử dụng để đánh giá vai trò của từng đặc điểm riêng biêt quyết định đến đặc điểm chung của bộ số liệu, từ đó đánh giá tầm quan trọng của từng đặc điểm riêng trong phân tích số liệu, FA thường được dùng để đánh giá vai trò của các thông số trong các kết luận về thông tin của CLN, dựa trên kết quả của phép phân tích này các nhà quản lý có thể điều chỉnh cải thiện và tinh giản CTQT bằng cách rút gọn các thông số mang ít hàm lượng về thông tin CLN và chỉ giữ lại những thông số mang tính đại diện cho đối tượng quan trắc.

 Phân tích thành phần chính (PCA) là kỹ thuật đưa bộ số liệu nhiều chiều dữ liệu trở thành bộ số liệu hai chiều (tức là hai thành phần chính mà hai thành phần này biểu hiện nhiều nhất cho sự biến động của các đặc điểm của bộ dữ liệu. Biểu đồ PCA còn phân nhóm bộ dữ liệu thành các đặc tính riêng biệt. PCA dk áp dụng nhiều trong phân vùng CLN giúp phân vùng CLN theo các

khu vực với các đặc tính khác nhau dựa trên dữ liệu của bộ thông số CLN. Từ kết quả phân vùng người quản lý có thể khai thác dk các thông tin liên quan đến đặc điểm cuả từng khu vựctrên sông từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.

Ở Việt Nam, Những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường những năm gần đây đã quan tâm đến xử lý thống kê và đánh giá phương pháp nghiên cứu để đảm bảo thu được số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng còn hạn hẹp, hầu như mới chỉ dừng lại ở việc tính các đại lượng trung bình, trung vị, khoảng tin cậy, hệ số biến thiên của số liệu phân tích.

Trong tạp chí khoa học 2006, 235 – 246 , Đại học Cần Thơ, nhóm tác giả sử dụng công cụ thống kê đa biến(PCA,CA) đưa ra hai nhóm trạm khác nhau rõ rệt về tính chất môi trường ở Cà Mau và Trà Vinh qua 9 thông số và chia ra 7 loại vùng sinh thái khác nhau.

Hình 1.8: Phân vùng sinh thái dựa trên các đặc điểmthủy văn - sinh thái môi

trường

Bài viết trình bày kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm môi trường, kỹ thuật nuôi, kinh tế-xã hội nghề nuôi với việc sử dụng các công cụ truyền thống và hiện đại. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự khác nhau vềảnh hưởng của yếu tố môi trường và kỹ thuật nuôi đến hiệu quả kinh tế của các trại nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 26 - 29)