Diễn biến chất lượng nước sông Lục Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 65 - 69)

1 KCNĐình Trám Việt Yên 27,35 00 2000 m2/ngày đêm

3.3.3.Diễn biến chất lượng nước sông Lục Nam

Hình 3.21: Chất lượng nước trên sông Lục Nam giai đoạn 2012-2014

CLN trên sông Lục Nam có sự tương đồng với sông Cầu, hầu hết tại các điểm quan trắc CLN đều xấu. Chỉ có khu vực huyện Lục Ngạn CLN theo WQI vẫn đang ở mức trung bình (WQI từ 50 – 56, màu vàng). Đoạn thượng

thượng nguồn sông Lục Nam và đoạn chảy qua huyện Lục Nam, Yên Dũng có CLN xấu (WQI từ 24 -46, màu cam), đáng chú ý là đoạn chảy qua thôn Nghè 3, xã Tiên Nha có CLN không chỉ kém hơn các khu vực còn lại mà có thời điểm CLN còn bị ô nhiễm nặng khi chỉ số WQI dưới 10 (năm 2013) . Sự biến động về CLN lớn (WQI trong khoảng từ 9-51) và xu hướng biến động là giảm dần qua các năm. Khu vực nàycó thể chịu áp lực lớn từ nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp. Hạ nguồn của sông thuộc khu vực xã Trí Yên (Yên Dũng) có CLN xấu do nhận áp lực tổng hợp từ các hoạt động phía thượng nguồn.

Hình 3.22: Hàm lượng các chất hữu cơ trên sông Lục Nam giai đoạn 2012-2014

Hàm lượng chất hữu cơ tại khu vực đầu nguồn và trung nguồn sông Lục Nam có sự biến động nhỏ mức dao động lần lượt 27-44 mg/l và 38- 50mg/l. Hàm lượng chất này tại các điểm trên vượt quá 2.4-3 lần so với nồng độ quy định tại cột B1 theo QCVN 08:2008. Khu vực đáng chú ý nhất trên sông Lục Nam là đoạnchảy qua huyện Yên Dũng tại đây hàm lượng các chất hữu cơ có sự biến động lớn qua các năm (từ 39 -147 mg/l) và đạt giá trị cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2.5 – 9.8 lần, đây là điểm cuối nguồn đồng thời cũng là điểm ô nhiễm hữu cơ đáng lưu ý trên sông Lục Nam.

Hình 3.23:Hàm lượng TSS và Coliform trên sông Lục Nam giai đoạn2012-2014

Hàm lượng TSS trên sông là tương đối đồng đều và có khoảng biến động không lớn lắm giữa các điểm. Tuy nhiên, càng về phía cuối nguồn nồng độ chất rắn lơ lửng tăng cao đột biến và có khoảng biến động lớn (từ 26-120 mg/l).

Hầu hết các điểm quan trắc trên sông Lục Nam đều chưa có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh. Hàm lượng Coliform khá đồng đều giữa các điểm trên sông, và khoảng biến động không đáng kể qua các năm. Đoạn chảy qua thôn Nghè, xã Tiên Nha là điểm duy nhất hàm lượng coliform tăng đột biến và sự biến động lớn qua các năm (từ 2.600 đến 28.000 MNP/100ml. Khu vực này chịu ảnh hưởng từ nguồn thải chăn nuôi và sinh hoạt thiếu ổn định (sự biến đổi về số lượng dân cư và quy mô chăn nuôi).

So sánh với sông Cầu, hàm lượng N tống số trên sông Lục Nam khá đồng đều.Tại hầu hết các điểm trên sông hàm lượng N tổng hầu như không có sự biến động nhiều qua các năm. Khu vực đầu nguồn hầu như không có sự thay đổi nhiều theo thời gian. Nhìn chung thì khoảng dao động của các điểm ở khu vực đầu nguồn và giữa nguồn là từ 1-3 mg/l. Đáng lưu ý là điểm cuối nguồn đoạn chảy qua huyện Yên Dũng, hàm lượng N tổng số đạt mức cao nhất so với các khu vực và biến động lớn theo thời gian (khoảng biến động từ 0.028 – 7.8 mg/l), hàm lượng N có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Hình 3.24: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên sông Lục Nam giai đoạn2012-2014

Hàm lượng P tổng trên sông tại khu vực đầu và cuối huyện Lục Ngạn có sự biến động nhẹ theo thời gian. Khu vực qua thị trấn Lục Nam và Yên Dũng hàm lượng P có sự biến động mạnh theo thời gian và hàm lượng P trung bình lớn nhất, mức biến động cảu hai khu vự này lần lượt là 0.95 đến 1.9 mg/l và 0.21 đến 2.14mg/l.

Tóm lại, ba con sông lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm hữu cơ trên toàn bộ lưu vực, đặc biệt là khu vực hạ nguồn (hợp lưu của ba con sông tại xã Trí Yên, Yên Dũng) có hàm lượng chất ô nhiễm rất cao. Chất lượng nước sông Cầu và sông Thương có xu hướng ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng hơn sông Lục Nam. Khu vực ô nhiễm đặc biệt trên sông Thương là đoạn chảy qua TP Bắc Giang nhận thải từ KCN Song Khê – Nội Hoàng, NTSH từ thành phố (ô nhiễm hữu cơ); Công ty phân đạm Hà Bắc, làng nghề bún Đa Mai (hàm lượng Coliform cao). Sông Cầu đoạn chảy qua huyện Việt Yên nhận thải trực tiếp từ làng nghề giết mổ trâu bò, KCN Quang Châu, hàm lượng chất hữu cơ, độ đục và Coliform cao gây áp lực lớn đến chất lượng nước sông. Sông Lục Nam chủ yếu bị ô nhiễm cục bộ, tập trung tại đoạn sông chảy qua thôn Nghè 3 (Lục Nam) hàm lượng CHC và Coliform cao và khu vực xã Trí Yên (Yên Dũng) hàm lượng CHC vượt QCVN nhiểu lần.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 65 - 69)