1 KCNĐình Trám Việt Yên 27,35 00 2000 m2/ngày đêm
3.3.2. Diễn biến chất lượng nước sông Cầu
Hình 3.17: Chất lượng nước trên sông Cầu giai đoạn 2012-2014
Chất lượng nước trên sông Cầu không đồng đều như sông Thương. CLN xấu ở hầu hết các điểm quan trắc (WQI = 22 – 46, màu cam). Chỉ có khu vực đầu huyện Việt Yên CLN còn ở mức trung bình (WQI = 52, màu vàng) và chất lượng nước tại đây có xu hướng tốt lên qua các năm từ 2012 - 2014. Trong đó hai khu vực đáng chú ý nhất là đoạn chảy qua xã Hợp Thịnh và xã Vân Hà chất lượng nước kém nhất và chất lượng nước có sự biến động lớn và có xu hướng xấu đi qua các năm (WQI dao động trong khoảng từ 9- 42). Chất lượng nước năm 2014 giảm xuống đáng kể , nước sông đoạn chảy qua khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng do chịu tác động từ CCN Hợp Thịnh, làng nghề nấu rượu Vân Hà, làng nghề giết mổ trâu bò Hoàng Ninh.
Hình 3.18: Hàm lượng các chất hữu cơ trên sông Cầu giai đoạn 2012-2014
Diễn biến chất hữu trên sông Cầu được thể hiện thông qua (Hình 3.15). Hàm lượng các chất hữu cơ tại các điểm quan trắc hầu hết đều vượt quá giá trị cho phép của QCVN 08:2008 cột B1. Khu vực giữa nguồn sông Cầu (đoạn chảy qua huyện Việt Yên) có hàm lượngchất hữu cơ tương đối lớn nhưng không có biến động nhiều qua các năm ( M3 từ 37 – 42,1 mg/l, M4 từ 32.5 – 43,4 mg/l, M5 từ 43-52 mg/l). Đoạn chảy qua xã Hợp Thịnh (M2) hàm lượng chất hữu cơ khá lớn do nhận nước thải từ CCN Hợp Thịnh và tương đối ổn định qua các năm, vượt quá QCVN 08: 2008 từ 4.1 đến 4.6 lần. Đáng chú ý nhất là đoạn cuối nguồn chảy qua xã Đồng Phúc, trước điểm hợp lưu với sông Thương hàm lượng BOD5, COD cao hơn hẳn so với các khu vực khác, vượt quá QCVN 08:2008 từ 5.3 đến 7 lần, khoảng biến động tương đối lớn (79-105 mg/l). Đầu nguồn sông Cầu hàm lượng chất hữu cơ có sự biến động mạnh nhất so với các khu vực khác, hàm lượng chất này vượt quá QCVN 08 cột B1 từ 1.7 đến 5 lần. CLN đầu nguồn thấp do nhận thải từ tỉnh Thái Nguyên đổ vào.
Hình 3.19: Hàm lượng TSS và Coliform trên sông Cầu giai đoạn 2012-2014
Nhìn chung TSS trên sông Cầu biến động lớn theo thời gian tại hầu hết các khu vực, chỉ riêng đoạn cuối nguồn sông Cầu hàm lượng TSS gần như không có sự biến đổi qua các năm. Hầu hết hàm lượng Coliform tại các điểm quan trắc đều nằm ngoài ngưỡng cho phép của QCVN. Tại đoạn chảy qua xã Vân Hà hàm lượng Coliform tương đối lớn và có sự biến động nhiều theo thời gian. Đoạn qua xã Hợp Thịnh (M2) hàm lượng coliform biến động rất lớn theo các năm (từ 4800-24000 MNP/100ml) do ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt và chăn nuôi.
Hình 3.20: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên sông Cầu giai đoạn 2012-2014
Hàm lượng Nito tổng số (TN) trên sông Cầu không đồng đều .Chỉ có khu vực trung nguồn (đoạn chảy qua huyện Việt Yên) khá đồng đều và ít biến động qua các năm (2-3 mg/l). Đoạn đầu nguồn của sông ( đi qua huyện Hiệp Hòa) có hàm lượng N tổng số cao và biến động lớn qua các năm và có xu hướng giảm xuốn trong thời gian gần đây
Tương tự nhưTN, hàm lượng P tổng số (TP) tại các điểm trên sông Cầu đều biến động rất lớn trong khoảng thời gian từ 2012-2014. Tuy nhiên, hầu hết các vị trí quan trắc đều ghi nhận thấy sự suy giảm nồng độ TP trong năm 2014 so với các năm trước đó.