Diễn biến chất lượng nước sông Thương

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 59 - 62)

1 KCNĐình Trám Việt Yên 27,35 00 2000 m2/ngày đêm

3.3.1.Diễn biến chất lượng nước sông Thương

Hình 3.14: Diễn biến chất lượng nước sông Thương năm 2012-2014

Từ biểu đồ có thể thấy CLN trên sông Thương được phân thành 2 vùng +Vùng 1: khu vực đầu nguồn đến thành phố Bắc Giang. (từ M1 đến M8) chất lượng nước ở mức trung bình ( WQI từ 54 – 63, màu vàng)

+Vùng 2: khu vực hạ nguồn :đoạn cuối thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng (M9, M10) có CLN xáu hơn đầu nguồn do nhận áp lực tổng hợp từ các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp từ thượng nguồn đổ về (WQI từ 30 – 40, màu cam).

Hình 3.15: Hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ, TSS, Coliform trên sông Thương

Hàm lượng các chất hữu cơ ít biến động qua các năm tại khu vực đầu nguồn và trung nguồn (M1 đến M9), hàm lượng các chất ô nhiễm khá tương đồng và khoảng biến động nhỏ.. Riêngđoạn cuối nguồn(chảy qua huyện Yên Dũng)hàm lượng các chất hữu cơ cao đột biến so với các vị trí khác, gấp 3-4 lần các vị trí khác (gấp 10 lần hàm lượng cho phép trong QCVN 08:2008 cột B1) và có sự khác biệt khá lớn qua các năm, do cuối nguồn sông Thương chịu tác động của các nguồn thải lớn và có tính không ổn định: nhận nước thải từ TP Bắc Giang, Yên Dũng và KCN Song Khê – Nội Hoàng .

Hàm lượng Coliform tại Yên Dũng cao đột biến so với các vị trí khác và thay đổi nhiều qua các năm (4400 – 24000 MNP/100ml). Khu vực này chịu ảnh hưởng không nhỏ từ NTSH hàm lượng Colifom năm 2014 vượt quá QCVN 08 cột B1 1,24 lần. Trong khi đó tại các khu vực khác, hàm lượng coliform hầu hết nằm trong khoảng cho phép của QCVN.

Hình 3.16: Hàm lượng các thông số dinh dưỡng trên sông Thương

Hàm lượng TN qua các năm tại các điểm đầu nguồn sông Thương tương đổi ổn định qua các năm và có giá trị tương đối lớn. Các điểm giữa nguồn (thành phố Bắc Giang) và cuối nguồncó hàm lượng N cao do là các vị trí tiếp nhận nguồn thải giàu N như nhà máy Phân đạm và hóa chất Hà Bắc (M5), làng nghề bún Đa Mai và bãi chôn lấp Đa Mai (M7), nước thải sinh hoạt và KCN (M10) .

Hàm lượng TP có thể coi là tương đồng và ít biến động tại các điểm trên sông. Tuy nhiên, khu vực cuối nguồn của sông hàm lượng P cao hơn do chịu tác động từ nước thải sinh hoạt (của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng) và nước thải từ KCN Song Khê – Nội Hoàng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 59 - 62)